Đây là những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang 55 nước châu Phi.
Các mặt hàng xuất khẩu chính sang thị trường khu vực này vẫn là điện thoại, gạo, cà phê, hạt tiêu, thủy sản, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng, máy móc thiết bị, sản phẩm dệt may và giày dép. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu gạo sang nhiều nước châu Phi bị sụt giảm do sự cạnh tranh gay gắt của gạo giá rẻ Thái Lan và Ấn Độ.
Thị trường Nam Phi: Nam Phi tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi đạt 793.686.700 USD, tăng 4% so với năm 2013. Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng là điện thoại các loại và linh kiện (444.488.584 USD), giày dép các loại (91.979.843 USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (56.311.687 USD), hàng dệt, may (21.117.913 USD), cà phê (10.715 tấn, 21.078.354 USD), máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng (20.258.281 USD), gạo (41.148 tấn, 17.327.655 USD), hạt tiêu (1.726 tấn, 14.341.403 USD), gỗ và sản phẩm gỗ (10.319.147 USD), hạt điều (1.393 tấn, 8.831.871 USD), sản phẩm hóa chất (8.265.018 USD), sản phẩm từ sắt thép (6.059.242 USD), phương tiện vận tải và phụ tùng (5.814.66 USD), bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc (2.861.918 USD), chất dẻo nguyên liệu (1.260.345 USD).
Thị trường Ai Cập: Với việc tình hình chính trị tại Ai Cập đi vào ổn định, quan hệ thương mại giữa Ai Cập với các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã phục hồi và phát triển. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường này đạt 380.434.301 USD, tăng 73% so với năm 2013 và Ai Cập đã lấy lại vị trí là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Phi (năm 2013 chỉ đứng vị trí thứ tư). Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm thủy sản (71.847.054 USD), xơ, sợi dệt các loại (45.253.343 USD), hạt tiêu (4.611 tấn, 32.958.744 USD), phương tiện vận tải và phụ tùng (18.105.664 USD), máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (17.093.363 USD), cà phê (4.560 tấn, 9.193.859 USD), hàng dệt, may (5.252.820 USD), sắt thép các loại (1.599 tấn, 1.904.693 USD).
Thị trường An-giê-ri: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang An-giê-ri đạt 246.553.865 USD, tăng 39% so với năm 2013, với các mặt hàng chính gồm cà phê (46.669 tấn, 94.104.643 USD, + 64%), điện thoại các loại và linh kiện (90.309.617 USD, +126%), gạo (36.584 tấn, 15.810.543 USD, -40%). Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào việc tăng xuất khẩu các mặt hàng cà phê và điện thoại di động. An-giê-ri đã vươn lên vị trí thứ ba năm 2014 từ vị trí thị trường xuất khẩu lớn thứ năm của Việt Nam tại châu Phi năm 2013).
Thị trường Ga-na: Kim ngạch xuất khẩu sang Ghana đạt 245.304.388 USD, giảm 1%, trong đó xuất khẩu gạo đạt 322.131 tấn, giá trị 177.860.875 USD (-2%), bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc đạt 2.044.190 USD, hàng dệt, may 622.405 USD.
Thị trường Ni-giê-ri-a: Xuất khẩu sang Ni-giê-ri-a đạt 188.899.095 USD, tăng 28% so với năm 2013, trong đó máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 89.782.051 USD, hàng dệt, may USD 15.874.013 USD, phương tiện vận tải và phụ tùng 8.454.095 USD ...
Thị trường Bờ Biển Ngà: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Bờ Biển Ngà đạt 160.217.594 USD, giảm 35% so với năm 2013, trong đó xuất khẩu gạo đạt 104.916.670 USD (214.204 tấn), giảm 54%, hàng dệt, may 17.850.953 USD, chất dẻo nguyên liệu 652.080 USD. Do xuất khẩu gạo sụt giảm nên Bờ Biển Ngà đã tụt từ vị trí từ thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam ở châu Phi năm 2013 xuống vị trí thứ sáu năm 2014.
Thị trường Ma-rốc: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ma-rốc đạt 151.553.000 USD, tăng 49% so với năm 2013, với các mặt hàng chính gồm điện thoại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, cà phê, hàng hải sản, tàu thuyền, sản phẩm dệt may, sợi, giày dép...
Thị trường Ăng-gô-la: Kim ngạch xuất khẩu sang Ăng-gô-la đạt 81.526.974 USD, giảm 34% trong đó hàng dệt, may đạt 12.289.719 USD, gạo 7.130.308 USD (13.699 tấn), clanhke và xi măng 7.082.014 USD (193.159 tấn), phân bón các loại 5.901.268 USD (13.034 tấn), kim loại thường khác và sản phẩm 2.140.557 USD, sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ 218.607 USD. Cũng giống như Bờ Biển Ngà, việc giảm xuất khẩu sang Ăng-gô-la là do kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo bị sụt giảm, đến 85%.
Thị trường Mô-dăm-bích: Xuất khẩu sang Mô-dăm-bích chỉ đạt 78.561.898 USD, giảm 46% so với năm 2013 trong đó clanhke và xi măng đạt 608.000 tấn, trị giá 23.306.125 USD. Nguyên nhân xuất khẩu sang thị trường này sụt giảm là do Việt Nam không xuất được mặt hàng gạo trước sự cạnh tranh gay gắt về giá của gạo Thái Lan, Ấn Độ.
Thị trường Xê-nê-gan: Kim ngạch xuất khẩu sang Xê-nê-gan đạt 58.523.275 USD, tăng 35% so với năm 2013 trong đó xuất khẩu gạo đạt 43.356 tấn, giá trị 15.244.278 USD, hàng dệt, may 14.133.221 USD, phương tiện vận tải và phụ tùng 9.882.030 USD.
Với các thị trường khác, kim ngạch xuất khẩu sang Tanzania đạt 51.647.323 USD, tăng gấp đôi so với năm 2013; xuất khẩu sang Kenya đạt 39.073.881 USD, giảm 22%; xuất khẩu sang Togo đạt 26.612.605 USD, giảm 34%.