Thứ sáu, 01/11/2024 - 11:38:52

Online: 450
Lượt truy cập: 6417006
Sản phẩm: 170
Chào hàng: 95
Thành viên: 83
Thành viên mới: HTX DVNN Bình Hàng Tây

TIN TỨC >>Doanh nghiệp >> Thị trường nước ngoài

Việt Nam-Campuchia: Ưu tiên về thương mại và xuất khẩu (20/08/2015)

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, 6 tháng đầu năm nay Việt Nam đã thu về từ Campuchia 1,2 tỷ USD, tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2014 giảm, giảm 5,77%.

Trong rổ hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Campuchia, thì sắt thép là mặt hàng chính có kim ngạch lớn nhất, 216,6 triệu USD, chiếm 17,6% tổng kim ngạch, tuy nhiên trong thời gian này, tốc độ xuất khẩu hàng sắt thép sang Campuchia lại giảm, giảm 9,77%.
Mặt hàng chủ lực đứng thứ hai xuất sang Campuchia sang sắt thép là xăng dầu, với kim ngạch 204,8 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ lại giảm 27,71%.
Như vậy, hai mặt hàng chủ lực có kim ngạch cao xuất sang Campuchia lại giảm so với cùng kỳ - đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia trong thời gian này.
Đáng chú ý, xuất khẩu sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ là mặt hàng tiềm năng xuất sang Campuchia, tuy kim ngạch chỉ đạt 4,5 triệu USD, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng vượt trội, tăng 74,36% so với cùng kỳ.
Nhìn chung, 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia các mặt hàng đều có tốc độ tăng trưởng âm, số thị trường này chiếm 57,1%, trong đó xuất hàng điện thoại các loại và linh kiện giảm mạnh nhất, giảm 96,98%, tương đương với 71,7 nghìn USD, giảm mạnh thứ hai là clanke và xi măng, giảm 73,12%, kế đến là phân bón các loại, giảm 37,78%...
Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình xuất khẩu sang thị trường Campuchia 6 tháng 2015
                   ĐVT: USD
Mặt hàng
XK 6T/2015
XK 6T/2014
+/- (%)
Tổng KN
1.227.834.058
1.302.987.664
-5,77
Sắt thép các loại
216.652.873
240.105.262
-9,77
Xăng dầu các loại
204.842.970
283.344.159
-27,71
Hàng dệt, may
99.358.765
70.547.364
40,84
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày
73.096.807
48.103.338
51,96
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
56.116.922
45.758.025
22,64
Sản phẩm từ chất dẻo
50.408.812
51.888.297
-2,85
Phân bón các loại
49.780.286
80.006.905
-37,78
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
39.348.527
45.423.642
-13,37
Sản phẩm từ sắt thép
32.191.606
28.251.966
13,94
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
26.551.595
27.019.720
-1,73
Sản phẩm hóa chất
24.542.680
25.006.721
-1,86
Phương tiện vận tải và phụ tùng
21.391.368
22.103.426
-3,22
Dây điện và dây cáp điện
20.857.173
17.953.828
16,17
Kim loại thường khác và sản phẩm
19.852.689
19.863.281
-0,05
Giấy và các sản phẩm từ giấy
16.986.024
15.773.162
7,69
Sản phẩm gốm, sứ
12.915.582
12.170.740
6,12
Clanke và xi măng
11.699.003
43.518.869
-73,12
Hóa chất
9.924.158
10.690.465
-7,17
Xơ, sợi dệt các loại
9.521.425
7.538.717
26,30
Hàng thủy sản
8.476.784
7.331.240
15,63
Chất dẻo nguyên liệu
4.921.414
7.205.437
-31,70
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ
4.521.078
2.592.988
74,36
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh
2.549.081
2.509.613
1,57
Sản phẩm từ cao su
1.703.503
1.057.542
61,08
Hàng rau quả
1.018.094
1.332.441
-23,59
Gỗ và sản phẩm gỗ
978.906
1.540.480
-36,45
Cà phê
631.043
665.127
-5,12
Điện thoại các loại và linh kiện
71.716
2.376.025
-96,98
 
Được biết, kể từ Hội nghị hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ 7 (năm 2012) đến nay, giữa Gia Lai và các tỉnh của Campuchia đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng trên tất cả mọi lĩnh vực hợp tác, nhất là lĩnh vực xuất nhập khẩu và thương mại-xuất khẩu.
Có thể thấy, Rattanakiri và các tỉnh lân cận thuộc Vương quốc Campuchia là thị trường nhiều tiềm năng, nhưng việc giao lưu trao đổi hàng hóa còn hạn chế. Từ khi dự án đường 78 nối Gia Lai với thị xã Ban Lung của tỉnh Rattanakiri (được đầu tư bằng nguồn vốn ODA Việt Nam) hoàn thành và đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất-nhập khẩu hàng hóa ngày càng vươn xa, đến Đông Bắc Thái Lan và Nam Lào theo định hướng phát triển hành lang Đông Tây thuộc dự án Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các tổ chức tài chính quốc tế khác tài trợ.
Nhờ vậy, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Gia Lai-Rattanakiri đến nay đạt khoảng 395 triệu USD, trong đó năm 2012 là 117,4 triệu USD; năm 2013 đạt 104 triệu USD; năm 2014 đạt 172 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu từ Gia Lai sang Campuchia chủ yếu là máy móc, thiết bị làm đường, vật liệu xây dựng, phân bón, xăng dầu, bách hóa tổng hợp… Còn các mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu là gỗ đã qua xử lý, hàng nông sản (điều thô, đậu tương, mì lát), mủ cao su tạm nhập tái xuất và một số hàng nông-lâm sản khác. Bên cạnh đó, tính đến trung tuần tháng 5-2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã cấp 11 giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đầu tư sang các tỉnh của Vương quốc Campuchia với tổng vốn đăng ký 636 triệu USD, chủ yếu là trồng, chế biến cao su và khai thác mỏ sắt.
Với mục tiêu chung là thúc đẩy thương mại giữa hai nước Việt Nam-Campuchia đạt 5 tỷ USD trong 5 năm tới, nhiều giải pháp đã được đưa ra như thúc đẩy các cơ chế sẵn có hoặc ký mới các thỏa thuận hợp tác nhằm dành ưu đãi nhập khẩu các hàng hóa có xuất xứ từ mỗi nước, đơn giản hóa các thủ tục hải quan, mở chi nhánh ngân hàng ở khu vực biên giới, tăng cường cơ chế trao đổi thông tin, khuyến khích tổ chức các hội chợ thương mại, triển lãm giới thiệu sản phẩm, hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp giữa các địa phương biên giới hai nước, sớm hoàn thành “Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam-Campuchia từ năm 2010 đến năm 2020”… Riêng với tỉnh Gia Lai và các tỉnh lân cận của Campuchia cũng đã nhất trí nghiên cứu khả năng dành ưu đãi cho nhau đầu tư phát triển kinh tế ở khu vực biên giới. Trước tiên là ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng. Các tỉnh của nước bạn Campuchia tiếp giáp với Gia Lai đang có nhu cầu xây dựng rất lớn, mà trước hết là xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển sản xuất và đời sống. Trong khi đó khả năng về kỹ thuật và nhân lực để xây dựng các công trình này còn hạn chế, đây là cơ hội rất tốt để các nhà thầu tỉnh ta mở rộng địa bàn hoạt động.
Với kinh nghiệm sẵn có về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là canh tác các loại cây công nghiệp dài ngày, các doanh nghiệp của tỉnh Gia Lai và các doanh nghiệp khác của Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để tham gia hợp tác sản xuất, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông sản bằng nhiều hình thức như liên doanh, thuê đất sản xuất hoặc hợp tác chuyển giao công nghệ… Cây trồng có thể phát triển với quy mô thương mại là cao su, cà phê, điều và một số cây ngắn ngày khác. Thêm nữa, có thể thấy, các tỉnh của Campuchia có điều kiện địa lý và tiềm năng du lịch sinh thái, dã ngoại phong phú tương đồng với các tỉnh Tây Nguyên nên các công ty du lịch Việt Nam có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước. Và với năng lực cho phép của mình, tỉnh Gia Lai có thể tạo điều kiện giúp đỡ các tỉnh của Campuchia trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của mỗi tỉnh như đào tạo cán bộ quản lý, công nhân lành nghề làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh cho các tỉnh bạn…
Với những chiến lược mà hai bên đã vạch ra, chúng ta kỳ vọng sẽ có được những thành quả rực rỡ hơn từ việc hợp tác trong thời gian tới.
  • Nguồn tin: Bộ Công Thương
  • Thời gian nhập: 20/08/2015
  • Số lần xem: 1129