Thứ sáu, 01/11/2024 - 07:01:32

Online: 480
Lượt truy cập: 6414259
Sản phẩm: 170
Chào hàng: 95
Thành viên: 83
Thành viên mới: HTX DVNN Bình Hàng Tây

TIN TỨC >>Doanh nghiệp >> Thị trường nước ngoài

Thị trường cá da trơn Đức: xu hướng, giá cả, kênh phân phối - Phần 1 (24/11/2011)

anhtin

CHLB Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt nam trong khối EU. Kim ngạch thương mại hai chiều liên tục tăng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, năm 2009 tổng kim ngạch XNK hai phía đạt 3.474,7 triệu USD, giảm nhẹ so với năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng đến năm 2010 lại tăng lên 4.115,13 triệu USD. Theo số liệu thống kê, 7 tháng đầu năm 2011 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Đức đạt 1,7 tỷ USD, tăng 43,1% so với cùng kỳ năm 2010.

Từ khoảng 5 năm nay, xuất khẩu cá da trơn (chủ yếu là lườn cá tra, cá basa đông lạnh) sang Đức tăng mạnh. Đây cũng là loại thủy sản hiện chiếm vị trí thứ 5 trong số các mặt hàng thủy sản được yêu thích ở Đức vì các ưu thế cơ bản là hương vị trung tính, dễ chế biến và giá thấp so với nhiều mặt hàng thủy sản khác.
Trong khối EU, Đức cùng với Hà Lan và Tây Ban Nha có tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu cá tra chiếm hơn 1/2 tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu cá tra vào khối này, với giá trị nhập khẩu mỗi nước trong 6 tháng đầu năm khoảng trên 50 triệu USD.
 Để hiểu rõ hơn về mặt hàng cá tra tại Đức, bài viết dưới đây xin giới thiệu một số nét chính trong xu hướng tiêu thụ, nhập khẩu và kênh phân phối cá tra năm 2011 tại thị trường tiềm năng này:
Quy mô thị trường
- Năm 2008, 5 loại cá được tiêu thụ nhiều nhất ở Đức là cá pollak, cá trích, cá hồi, cá ngừ và cá tuyết. Tuy nhiên, cá tra lại là loại cá có tốc độ tăng trưởng nhiều nhất kể từ năm 2004. Đức đứng thứ hai trong EU sau Pháp về nhập khẩu cá tra với lượng nhập khẩu năm 2008 tăng 62% so với năm 2007. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, đến năm 2010, cá tra được xếp vào 5 loại hải sản được tiêu thụ nhiều nhất tại thị trường này (Nguồn: FIZ).
 - Đức phụ thuộc hoàn toàn vào cá tra nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
 - 6 tháng đầu năm 2010, Đức đã nhập khẩu 19 nghìn tấn cá tra tương đương 29 triệu euro. Đức là nước đứng thứ hai trong EU về nhập khẩu cá tra đặc biệt nhập khẩu từ các nước đang phát triển chiếm 16% tổng nhập khẩu cá tra của EU.
 - Lượng cá tra nhập khẩu từ các nước đang phát triển chiếm tới 95% tổng nhập khẩu của các nước trong đó đứng đầu là Việt Nam. In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Căm-pu-chia, Băng-la-đét, Trung Quốc và Lào cũng xuất khẩu cá tra sang Đức nhưng với quy mô nhỏ.
 - Cá tra nhập khẩu vào Đức chỉ ở loại phi lê đông lạnh, không phải sản phẩm tươi sống hoặc ướp lạnh. Khác với một số nước EU (ở phía Nam), người Đức không thích các loại hải sản tươi sống nên cá tra nhập khẩu vào Đức chỉ ở loại phi lê đông lạnh.
 - Đức không tái xuất cá tra nên toàn bộ cá tra nhập khẩu chỉ phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước.
 - Sự tăng trưởng trong tiêu thụ mặt hàng cá tra có thể được giải thích bởi nhiều yếu tố như giá thấp, hương vị trung tính, nhu cầu của các nhà bán lẻ lớn phục vụ mục đích nuôi trồng thủy sản. Giá rẻ cũng giúp sản phẩm này tăng thị phần trong thời kỳ khủng hoảng.
 - Tuy nhiên, việc nhập khẩu cá tra còn phụ thuộc vào yếu tố chất lượng, dư lượng và tính bền vững. Cuối năm 2008, một bài báo được công bố trong đó đưa ra các vấn đề liên quan đến các sản phẩm cá tra, basa được bày bán tại nhiều siêu thụ của Đức đã có ảnh hưởng tiêu cực tới lượng cá tra nhập khẩu nhất là khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng nổ.
 - Tình hình kinh tế được cải thiện trong thời gian gần đây, tiêu thụ và nhập khẩu cá tra dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, lại phát sinh một số vấn đề liên quan tới nguồn cung khi một số nhà sản xuất Việt Nam buộc phải phá sản do áp lực về giá.
 Xu hướng thị trường
- Cá tra có tốc độ tăng trưởng mạnh trong vài năm gần đây cũng mở ra cơ hội cho việc kinh doanh một số loại cá khác như cá Tilapia (cá rô phi) – một trong những mặt hàng có sức cạnh tranh mạnh với cá tra tại thị trường Đức.
 - Cá tra được tiêu thụ chủ yếu tại Đức thường có trọng lượng là 120/170g, 170/220g, 220g. Để bán sản phẩm mang lại lợi nhuận cao hơn, nhiều nhà sản xuất đã tăng tỷ lệ nước đá trong sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm từ Việt Nam. Hiện chính phủ Việt Nam đã đưa ra quy định về hàm lượng nước trong sản phẩm xuất khẩu không được quá 83%. Việc nuôi cá da trơn kéo theo những vấn đề an toàn thực phẩm và môi trường. Tổ chức WWF đang hợp tác với ASC để cấp chứng nhận cho sản xuất cá da trơn bền vững.
 - Nuôi trồng cá tra, những vấn đề môi trường và an toàn thực phẩm hiện đang là chủ đề “nóng” tại các buổi hội thảo. Do đó, ngày càng có nhiều cuộc vận động liên quan đến an toàn thực phẩm và yêu cầu phát triển bền vững (chẳng hạn như ô nhiễm nguồn nước và quản lý chất thải). Ngoài ra, chính phủ cũng sẽ đưa ra những biện pháp yêu cầu người bán lẻ và người mua cung cấp cá tra đáp ứng hệ thống sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường và đảm bảo công bằng xã hội. Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF) đã phát triển Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Thuỷ Sản (ASC) - là chương trình dán nhãn và chứng nhận hàng đầu thế giới đối với thủy sản được nuôi có trách nhiệm. ASC sẽ là một tổ chức toàn cầu làm việc với các nhà nuôi trồng thủy sản, nhà chế biến thuỷ sản, các công ty bán lẻ và dịch vụ thực phẩm, các nhà khoa học, các nhóm bảo tồn và công chúng để khuyến khích sự lựa chọn thuỷ sản tốt nhất về môi trường và xã hội. Tham khảo chi tiết tại website sau:http://www.worldwildlife.org/what/globalmarkets/aquaculture/dialogues-pangasius.html
- Ngành nuôi cá Đức đang kiến nghị về việc các nhà bán lẻ dán nhãn sản phẩm tươi cho các sản phẩm đông lại đã được làm tươi trở lại. Quy định mới của EU sẽ đưa ra quy định đối với các nhà bán lẻ phải cung cấp rõ thông tin cho khách hàng để phân biệt hai loại sản phẩm này và dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2011. Các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển sẽ chịu ảnh hưởng do quy định này liên quan đến yêu cầu dán nhãn sản phẩm.
 - Dưới áp lực về giá, các nhà bán lẻ Đức có xu hướng quan tâm đến các giá trị gia tăng trong sản phẩm. Các nhà chế biến thực phẩm Đức như “Costa and HMF Food Production” hiện đang tìm nhiều biện pháp để tăng thêm giá trị. Kết quả là, các nhà chế biến Việt Nam có thể sẽ chuyển từ nhà chế biến sơ cấp thành nhà chế biến thứ cấp.
  • Nguồn tin: Vietrade
  • Thời gian nhập: 24/11/2011
  • Số lần xem: 1732