Thứ sáu, 01/11/2024 - 09:24:16

Online: 491
Lượt truy cập: 6415725
Sản phẩm: 170
Chào hàng: 95
Thành viên: 83
Thành viên mới: HTX DVNN Bình Hàng Tây

TIN TỨC >>Doanh nghiệp >> Thị trường nước ngoài

Nhật bản : Thị trường cho xuất khẩu tiềm năng và thuân lợi (29/11/2011)

anhtin

Theo TCHQ Việt Nam, 10 tháng đầu năm nay Việt Nam đã xuất khẩu 8,5 tỷ USD hàng hóa sang Nhật Bản, tăng 37,99% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 10, Việt Nam đã xuất khẩu trên 1 tỷ USD hàng hóa sang Nhật Bản, tăng 2,27% so với tháng liền kề trước đó và tăng 47,13% so với tháng 10/2010.

Nhìn chung, 10 tháng đầu năm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng trưởng ở hầu khắp các mặt hàng, số mặt hàng về giảm kim ngạch chỉ chiếm 13,8% tỷ trọng, bao gồm những mặt hàng như máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 3,85%; giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 20,87%; chất dẻo nguyên liệu giảm 35,41%; sản phẩm mây tre cói thảm giảm 9,22% và xăng dầu giảm 95,32%.
Hàng dệt may – mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 10 tháng đầu năm nay, chiếm 16,1%, tương đương với 1,3 tỷ USD, tăng 52,11% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 10, thì mặt hàng này xuất khẩu sang Nhật Bản lại giảm kim ngạch so với tháng trước đó, giảm 7,73% nhưng lại tăng 42,57% so với tháng 10/2010.
Kế đến là mặt hàng dầu thô với kim ngạch xuất khẩu trong tháng là 151 triệu USD, giảm 10,98% so với tháng 9, nhưng tăng 550,86% so với tháng 10/2010. Tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 10 đã xuất khẩu 1,1 tỷ USD dầu thô sang Nhật Bản, tăng 720,23% so với 10 tháng năm 2010.
Chuyên gia tư vấn xúc tiến đầu tư cho doanh nghiệp Nhật Bản, Công ty KeyPlus, ông Akira Kojima cho biết, hàng hóa Việt Nam xuất sang Nhật Bản, đang rất thuận lợi vì rẻ hơn trước khi đồng Yên tăng giá so với USD, đồng VND lại mất giá so với USD. Hơn nữa, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật hiện chỉ chịu mức thuế suất 0 – 5% khi Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ tháng 10/2009.
Theo ông Nakamori Akihiro, Phó giám đốc điều hành Tổ chức Xúc tiến thương mạiNhật Bản (JETRO), trái cây Việt Nam có nhiều lợi thế khi xuất khẩu sang Nhật, song cần lưu ý đến bao bì, khâu vận chuyển để trái cây không bị hư hỏng và chú ý đến thói quen của người Nhật thích ăn những trái cây có vị ngọt.
Bên cạnh trái cây, các sản phẩm thủy - hải sản cũng có nhiều cơ hội xuất sang Nhật. Hiện Việt Nam đang là nước xuất khẩu mặt hàng tôm lột vỏ hàng đầu tại Nhật Bản. Gần đây, trên thị trường Nhật Bản đã xuất hiện một số mặt hàng tôm qua chế biến của Việt Nam, như tôm lăn bột chiên, tôm chế biến sẵn để ăn với Sushi... Thực tế này cho thấy, thị trường Nhật Bản chấp nhận các sản phẩm này. Việt Nam cần tăng cường xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng như vậy.
Việt Nam đứng ở vị trí 17 của những nước xuất khẩu vào thị trường Nhật. Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, ngoài ra còn có dăm gỗ, cà phê... Đặc biệt đối với tôm lột vỏ, Việt Nam là nước xuất khẩu hàng đầu vào Nhật. Ông nhận định gần đây Việt Nam đã xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng, đó là xu hướng tất yếu để đáp ứng nhu cầu thị trường Nhật và tương lai sẽ tăng hơn nữa.
Các chuyên gia thương mại khuyến cáo, điều DN cần làm hiện nay là nên xây dựng một chiến lược trung và dài hạn khi tiếp cận thị trường Nhật Bản. Theo đó, DN cần tìm hiểu một cách kỹ lưỡng tập quán kinh doanh của người Nhật; tham khảo thông tin về thị trường Nhật Bản. Mặt khác, DN cũng có thể tìm cách liên hệ với các hệ thống phân phối tại Nhật Bản là các tập đoàn thương mại lớn như Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo...
Ông Ken Arakawa, Cố vấn cao cấp của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) khuyên các doanh nghiệp Việt Nam là muốn xuất khẩu sang Nhật Bản, phải nhập gia tùy tục.
Ông Ken Arakawa nêu rõ hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam còn mắc phải hạn chế như thiếu thông tin, tư tưởng thụ động chờ các đơn hàng còn phổ biến. Từ đó dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều, giá thành còn cao, thời gian giao hàng không bảo đảm...
Bên cạnh đó việc nghiên cứu thị trường còn chưa bằng các công ty Nhật Bản. Hơn một nửa các công ty Nhật Bản có văn phòng đại diện tại Việt Nam, nên hoạt động của họ rất hiệu quả. Họ thường xuyên theo dõi nắm vững tình hình thị trường Việt Nam.
Theo ông Ken Arakawa, doanh nghiệp Nhật Bản tương đối khó tính trong việc lựa chọn đối tác làm ăn. Khi chọn đối tác để cung cấp hay nhập khẩu hàng hóa, họ thường có nhu cầu thẩm định hàng hóa trực tiếp.
Mặt khác, người Nhật có thói quen đến tận doanh nghiệp mua hàng để xem cơ sở đối tác. Những mặt hàng thường phải nhập từ nhiều nguồn, nhiều công đoạn sản xuất, khó tập trung một điểm như thủ công mỹ nghệ chẳng hạn phải có các kho hàng, showroom... để họ tin tưởng hơn.
Đặc biệt, người Nhật cũng rất chú trọng đến môi trường, người Nhật đặt yêu cầu rất cao đối với vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vấn đề tôm xuất khẩu vào Nhật Bản vừa qua, cùng với việc thông báo cho phía Việt Nam, các doanh nghiệp nhập khẩu cũng tiến hành nhiều biện pháp điều tra, nếu phát hiện tôm Việt Nam, được nuôi thả không bảo đảm vệ sinh môi trường thì rất dễ bị cấm nhập khẩu.
Các doanh nghiệp Việt Nam, muốn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cần phải "nhập gia tùy tục", tức là phải tìm hiểu rõ các phong tục tập quán cũng như thị hiếu người Nhật. Trong thời buổi cạnh tranh cao việc chủ động tìm đến với thị trường và tiếp xúc bạn hàng, người tiêu dùng sẽ mang lại cơ hội kinh doanh và thành công cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ thông tin về các hội chợ để thu được hiệu quả cao nhất.
Theo ông Ken Arakawa, một số mặt hàng như: thủy hải sản, đồ gỗ, mây tre đan, gạch ốp lát và đá xây dựng... đang là những mặt hàng được thị trường Nhật Bản rất ưu chuộng, các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng này cần thiết lập quan hệ tốt với phía đối tác và thành lập các văn phòng đại diện tại Nhật Bản để tiện việc xúc tiến thương mại.
Ông Ken Arakawa cho biết Chính phủ Nhật Bản cũng có chính sách bảo hộ nông dân trong trường hợp cần thiết, tuy nhiên về sự việc mực, tôm vừa qua bị trả lại là do phía Việt Nam đã dùng thuốc quá nhiều khiến các nhà nhập khẩu Nhật Bản buộc phải lên tiếng. Với các mặt hàng thủy sản, cụ thể với mặt hàng tôm nhập khẩu vào Nhật Bản không bị hạn chế bởi quota nhưng lại chịu sự chi phối của Luật kiểm dịch và Luật vệ sinh thực phẩm.
Luật kiểm dịch quy định tôm nhập khẩu từ các nước có nguy cơ dịch tả sẽ phải kiểm dịch. Nếu phát hiện thấy vi khuẩn, dư lượng kháng sinh..., hàng sẽ bị hủy hoặc trả lại.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu đúng chế độ quản lý vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản để tránh những vi phạm đáng tiếc. Tôm tươi sống, ướp đá được phân phối qua nhà bán buôn, do đó cần chú ý việc giao hàng sớm.
Trong thực tế chi phí lưu thông cộng thêm cước phí vận chuyển bằng máy bay có thể đội giá lên rất cao. Do vậy các doanh nghiệp có thể lựa chọn cách bỏ qua chợ bán buôn mà thỏa thuận trực tiếp với các nhà phân phối và bán lẻ.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 10 tháng năm 2011
ĐVT: USD
Chủng loại hàng hóa
KNXK T10/2011
KNXK 10T/2011
KNXK 10T/2010
% tăng giảm KN T10 so T9
% tăng giảm KN T10 so tháng 10/2010
% tăng giảm KN so cùng kỳ
Tổng kim ngạch
1.032.001.861
8.543.635.709
6.191.328.384
2,27
47,13
37,99
hàng dệt, may
159.654.956
1.380.848.013
907.794.425
-7,73
42,57
52,11
Dầu thô
151.000.000
1.196.695.779
145.897.862
-10,98
550,86
720,23
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
105.056.689
798.782.412
725.063.247
-2,92
13,74
10,17
Hàng thủy sản
118.662.402
791.240.669
728.898.839
19,73
29,60
8,55
Dây điện và dây cáp điện
105.742.052
752.756.805
748.071.644
24,37
33,97
0,63
gỗ và sản phẩm gỗ
56.636.259
475.545.527
349.124.872
9,95
53,55
36,21
Phương tiện vận tải và phụ tùng
38.496.262
435.995.887
321.622.663
-19,41
27,99
35,56
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
36.783.425
310.499.845
322.940.653
18,93
-8,96
-3,85
sản phẩm từ chất dẻo
27.844.660
233.747.437
208.934.653
15,35
28,34
11,88
Than đá
18.208.804
224.219.825
198.260.194
35,15
22,36
13,09
giày dép các loại
13.814.918
201.067.998
141.041.003
-7,32
33,12
42,56
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
9.456.229
113.307.795
75.172.641
5,71
22,04
50,73
cà phê
7.579.486
106.892.738
72.754.760
-7,12
54,03
46,92
sản phẩm hóa chất
11.621.747
100.248.880
62.029.466
5,23
56,57
61,61
sản phẩm từ sắt thép
12.837.507
99.041.937
78.699.630
27,00
-1,80
25,85
Điện thoại các loại và linh kiện
10.847.346
72.785.355
 
-18,54
*
*
Kim loại thường và sản phẩm
4.739.924
63.163.948
 
-25,94
*
*
sản phẩm từ cao su
12.331.388
58.248.319
50.045.689
73,43
74,92
16,39
giấy và các sản phẩm từ giấy
6.306.379
56.356.720
71.222.259
12,76
-8,30
-20,87
sản phẩm gốm, sứ
5.097.872
42.377.258
29.979.892
1,36
39,26
41,35
hóa chất
4.887.960
41.777.278
34.626.344
30,27
41,82
20,65
cao su
3.578.014
39.130.166
25.940.757
0,00
76,50
50,84
Hàng rau quả
4.369.796
38.768.127
29.386.149
9,08
37,60
31,93
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
2.707.021
33.488.203
 
-15,28
*
*
đá quý, kim loại quý và sản phẩm
4.345.612
30.652.964
24.582.953
62,43
47,64
24,69
thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh
6.631.254
28.220.978
56.891.269
7,79
126,29
-50,39
chất dẻo nguyên liệu
424.937
24.235.931
37.520.637
-70,88
-89,20
-35,41
Xơ sợi dệt các loại
2.565.472
24.143.322
 
37,36
*
*
sản phẩm mây, tre, cói và thảm
2.791.564
23.195.799
25.551.245
18,13
37,40
-9,22
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
2.873.066
22.756.157
19.059.538
33,49
17,34
19,40
Quặng và khoáng sản khác
1.328.800
11.139.421
6.149.636
24,11
17,87
81,14
hạt tiêu
1.334.962
11.046.038
7.360.937
-6,42
53,00
50,06
Hạt điều
765.474
6.741.569
4.339.327
-14,36
81,19
55,36
sắt thép các loại
512.078
6.685.101
5.458.937
-48,13
-1,49
22,46
sắn và các sản phẩm từ sắn
216.744
3.330.055
1.909.883
214,66
205,02
74,36
Xăng dầu các loại
51.234
647.817
13.848.614
-74,68
*
-95,32
  • Nguồn tin: Vinanet
  • Thời gian nhập: 29/11/2011
  • Số lần xem: 1787