Thứ sáu, 01/11/2024 - 09:32:08

Online: 527
Lượt truy cập: 6415842
Sản phẩm: 170
Chào hàng: 95
Thành viên: 83
Thành viên mới: HTX DVNN Bình Hàng Tây

TIN TỨC >>Doanh nghiệp >> Thị trường nước ngoài

Hàn Quốc – thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (02/02/2016)

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Hàn Quốc ngày càng phát triển. Đối với Hàn Quốc, thì Việt Nam là một thị trường tiềm năng lớn với dân số 90 triệu người, có cơ cấu dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1986 – 2010 là 7%/năm, từ năm 2011, tăng hơn 5%/năm. Đây là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 và là đối tác nhập khẩu lớn thứ 15 của Hàn Quốc. Bên cạnh đó, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4, đối tác nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, đây cũng là quốc gia đầu tư vào Việt Nam lớn thứ 2 sau Nhật Bản với tổng vốn FDI tích lũy lên tới 35,8 tỷ USD.

Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (chỉ đứng sau Trung Quốc). Năm 2015 hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc trị giá trên 27,61 tỷ USD, tăng trên 27% so với năm 2014.
Hàng nhập khẩu từ thị trường này rất đa dạng, phong phú, trong đó có 9 nhóm hàng đạt trên tỷ USD; đứng đầu là máy vi tính, điện tử chiếm 24,38%, với trị giá 6,73 tỷ USD, tăng 33,61%; thứ 2 là nhóm hàng máy móc, thiết bị chiếm 18,52%, với 5,11 tỷ USD, tăng 63,28%; tiếp đến điện thoại và linh kiện chiếm 10,95%, đạt 3,02 tỷ USD, tăng 76,17%; vải may mặc 1,85 tỷ USD, tăng nhẹ 0,1%; chất dẻo 1,15 tỷ USD; sản phẩm từ chất dẻo 1,07 tỷ USD; kim loại thường 1,04 tỷ USD; sản phẩm từ sắt thép 1,03 tỷ USD.
Mới đây, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 201/2015/TT-BTC về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc giai đoạn 2015-2018 (VKFTA).
Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất ưu đãi VKFTA phải đáp ứng 4 điều kiện cơ bản gồm: thuộc Biểu thuế VKFTA; được nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam; được vận chuyển trực tiếp từ Hàn Quốc vào Việt Nam theo quy định của Bộ Công Thương; đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc; có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Bộ Công Thương.
Hàng hóa từ khu phi thuế quan (kể cả hàng gia công) nhập khẩu vào thị trường trong nước để được áp dụng thuế suất VKFTA phải thuộc Biểu thuế VKFTA và có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Bộ Công Thương (C/O VK).
Hàng hóa sản xuất tại Khu công nghiệp Khai Thành thuộc lãnh thổ Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên (hàng hóa GIC) tái nhập khẩu về Hàn Quốc rồi xuất khẩu sang Việt Nam cũng được hưởng thuế suất ưu đãi nếu thuộc mặt hàng có ký hiệu GIC trong Biểu thuế VKFTA; được nhập khẩu và vận chuyển trực tiếp từ Hàn Quốc vào Việt Nam theo quy định của Bộ Công Thương; đáp ứng các quy định về xuất xứ đối với hàng hóa đặc biệt trong VKFTA; có C/O KV in dòng chữ “Article 3.5” tại ô số 8 do cơ quan Hải quan Hàn Quốc cấp.
Những thuế suất ưu đãi trong Biểu thuế này sẽ được chính thức thực hiện từ ngày 20-12-2015.
Về thuế nhập khẩu, Việt Nam đã cam kết mở cửa thêm với Hàn Quốc đối với 200 dòng thuế theo lộ trình 15 năm, chiếm 5,9% tổng kim ngạch nhập khẩu, góp phần nâng số dòng thuế cam kết cắt giảm thuế quan với Hàn Quốc lên 8.520 dòng thuế.
Danh mục 200 mặt hàng cam kết mở cửa song phương với Hàn Quốc chủ yếu với các nhóm hàng công nghiệp như nguyên phụ liệu dệt, may; nguyên liệu nhựa, linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô, điện gia dụng, một số sản phẩm sắt thép, dây cáp điện, dòng xe tải từ 10-20 tấn và xe con từ 3.000cc trở lên...
Phần lớn trong số này là các nguyên, phụ liệu cần nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước, góp phần giảm chi phí đầu vào sản xuất, giúp giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ một vài nước khác. Đây là một trong những định hướng tái cơ cấu nền kinh tế và là một trong những mục tiêu của Việt Nam khi ký FTA này.
Việc ký kết FTA Việt Nam - Hàn Quốc được đánh giá là một bước đi cụ thể thực hiện chiến lược chủ động hội nhập, trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, hỗ trợ quá trình chuyển dịch cơ cấu, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời, góp phần tích cực phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc theo hướng ổn định, lâu dài, góp phần duy trì và củng cố môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc năm 2015
                                                     ĐVT: USD
 
Mặt hàng
 
Năm 2015
 
Năm 2014
+/- (%) năm 2015 so với năm 2014
Tổng kim ngạch
27.614.447.794
21.736.379.561
+27,04
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
6.732.662.259
5.039.056.640
+33,61
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
5.113.195.545
3.131.495.299
+63,28
Điện thoại các loại và linh kiện
3.023.332.604
1.716.112.968
+76,17
Vải các loại
1.846.665.269
1.844.811.036
+0,10
Chất dẻo nguyên liệu
1.144.462.299
1.204.190.254
-4,96
Sản phẩm từ chất dẻo
1.067.135.746
796.134.550
+34,04
Sắt thép
1.044.079.251
1.109.656.298
-5,91
Kim loại thường khác
1.036.611.689
846.260.994
+22,49
Sản phẩm từ sắt thép
1.029.670.134
798.334.403
+28,98
Nguyên phụ liệu dệt may da giày
793.996.790
796.211.001
-0,28
Ô tô nguyên chiéc các loại (chiếc)
612.710.292
316.553.745
+93,56
Linh kiện phụ tùng ô tô
578.545.168
414.465.187
+39,59
Sản phẩm hoá chất
486.823.116
423.105.013
+15,06
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
283.906.105
299.929.885
-5,34
Hoá chất
276.926.558
328.391.108
-15,67
Dược phẩm
182.904.459
161.521.755
+13,24
Xăng dầu các loại
178.923.868
521.370.619
-65,68
Xơ sợi dệt các loại
176.349.147
195.278.093
-9,69
Sản phẩm từ kim loại thường khác
155.832.820
105.949.682
+47,08
Giấy các loại
153.873.006
139.196.956
+10,54
Sản phẩm khác từ dầu mỏ
133.585.114
113.220.638
+17,99
Cao su
128.686.848
142.703.492
-9,82
Dây điện và dây cáp điện
111.642.796
88.407.155
+26,28
Sản phẩm từ cao su
88.519.766
93.108.399
4,93
Phân bón
75.115.218
59.707.443
+25,81
Phương tiện vận tải khác & phụ tùng
72.601.894
70.890.634
+2,41
Hàng thuỷ sản
60.950.084
43.881.536
+38,90
Sản phẩm từ giấy
59.837.063
56.822.231
+5,31
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh
49.811.721
36.115.481
+37,92
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu
45.544.473
37.766.969
+20,59
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
33.376.344
31.939.143
+4,50
Hàng điện gia dụng và linh kiện
33.286.153
32.471.588
+2,51
Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh
27.085.726
24.139.667
+12,20
Đá quí, kim loại quí và sản phẩm
26.228.203
24.083.818
+8,90
Chế phẩm thực phẩm khác
20.227.070
16.242.053
+24,54
Sữa và sản phẩm sữa
15.119.168
10.002.356
+51,16
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
10.884.677
10.476.335
+3,90
Quặng và khoáng sản khác
10.261.230
6.963.188
+47,36
Gỗ và sản phẩm gỗ
9.279.237
16.826.994
-44,86
Hàng rau quả
5.376.621
5.038.860
+6,70
Dầu mỡ động thực vật
4.706.405
4.997.981
-5,83
Khí đốt hoá lỏng
4.278.158
5.989.859
-28,58
Nguyên phụ liệu dược phẩm
4.135.481
4.068.948
+1,64
Bông các loại
3.583.261
3.967.286
-9,68
  • Nguồn tin: nhanhieuviet.gov.vn
  • Thời gian nhập: 02/02/2016
  • Số lần xem: 1028