Thứ sáu, 01/11/2024 - 09:33:46

Online: 522
Lượt truy cập: 6415860
Sản phẩm: 170
Chào hàng: 95
Thành viên: 83
Thành viên mới: HTX DVNN Bình Hàng Tây

TIN TỨC >>Doanh nghiệp >> Thị trường nước ngoài

Xu hướng thị trường tôm đông lạnh EU (01/07/2016)

anhtin

Sau đây là khảo sát của Trung tâm Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI) về xu hướng thị trường, dự báo (ngắn và dài hạn) và những hành động mà nhà cung cấp cần làm trên thị trường tôm đông lạnh EU. 

Tổng quan
Ngành tôm thế giới đang phục hồi sau dịch EMS. Giá tôm không còn cao như những năm trước đây. An toàn thực phẩm, bền vững và minh bạch trong chuỗi nguồn cung đang ngày càng là những yêu cầu quan trọng nếu muốn thâm nhập thị trường tôm châu Âu. Để đảm bảo duy trì nguồn cung tôm an toàn và bền vững, các nhà NK châu Âu đang thu hẹp khoảng cách trong chuỗi cung và xây dựng các mối quan hệ lâu dài. Bạn sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh tại thị trường này nếu bạn đáp ứng  được những yêu cầu về bền vững và an toàn thực phẩm.
Do áp lực về thời gian và người tiêu dùng không biết cách biến tôm, nhu cầu tôm ăn liền, tôm dễ chế biến và tôm giá trị gia tăng ngày càng tăng. Hiện tại, thị trường này chỉ có các sản phẩm giá trị gia tăng đơn giản như tôm lột vỏ và tôm chia khẩu phần. Trong dài hạn các nước đang phát triển sẽ chế biến sản phẩm gia tăng cầu kỳ hơn như tôm tẩm ướp gia vị. Bạn sẽ có thêm cơ hội tại thị trường châu Âu nếu bạn sản xuất được các sản phẩm tôm giá trị gia tăng chất lượng cao như tôm xiên que hoặc tôm tẩm ướp gia vị.
Yêu cầu về sản phẩm bền vững
Ngành nuôi tôm ở các nước như Thái Lan đang phải chịu những ấn tượng xấu từ các nước châu Âu như Đức và Hà Lan (VD: lạm dụng lao động trẻ em ở Thái Lan). Do nhận thức của người tiêu dùng ngày một tăng, các nhà NK châu Âu đang tìm tới các nhà cung cấp tôm có thể chứng minh được sản phẩm của họ bền vững và có trách nhiệm thông qua các công cụ chứng nhận. Bạn nên quan tâm đến ảnh hưởng của công ty đối với môi trường và cộng đồng sở tại. Nếu bạn có những hoạt động cụ thể để hỗ trợ cộng đồng hoặc môi trường, bạn nên đưa những hoạt động này vào chiến lược marketing của công ty. Ví dụ, bạn có thể làm tờ rơi về các hoạt động này của công ty hoặc giới thiệu tại các hội chợ thương mại.
An toàn thực phẩm và tính minh bạch đang ngày càng quan trọng ở tất cả các khu vực của châu Âu. Do gặp phải một số vấn đề về chất lượng tôm và những rủi ro về tài chính nên sự minh bạch trở thành một yêu cầu để tiếp cận thị trường châu Âu. Các tiêu chuẩn chất lượng và sự minh bạch chuỗi nguồn cung được áp dụng để đảm bảo các sản phẩm tôm an toàn tới tay người tiêu dùng châu Âu.
Phân khúc thị trường cao cấp ở các nước đang phát triển cũng đang có những đòi hỏi khắt khe với sản phẩm tôm. Xét về các yêu cầu bền vững, khoảng cách giữa phân khúc thị trường cao cấp ở các nước đang phát triển và thị trường châu Âu đang ngày một thu hẹp. Trong ngắn hạn, các tiêu chuẩn ở các nước đang phát triển vẫn ít khắt khe hơn châu Âu tuy nhiên về lâu dài, khoảng cách này được rút ngắn lại. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn khác nhau này không thể sáp nhập thành một tiêu chuẩn chung của thế giới.
Tiêu chuẩn chất lượng đồng bộ hơn
Những năm trước, yêu cầu về chất lượng của các nhà NK ở các khu vực khác nhau của châu Âu có sự khác biệt lớn. Hiện thị trường châu Âu thống nhất hơn. Nguyên nhân một phần là do các quy định của toàn châu Âu nghiêm ngặt hơn và các nhà bán lẻ trên toàn châu Âu áp dụng các yêu cầu về sản phẩm tương đương nhau. Sự thống nhất trên thị trường châu Âu sẽ ngày một tăng nhờ những sáng kiến như Sáng kiến Thủy sản Bền vững Toàn cầu (trước đây là Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu) sẽ đưa ra các sáng kiến chứng nhận chung và sẽ cung cấp cho các nhà bán lẻ một công cụ chung để áp dụng.
EMS tác động tới nhu cầu tôm EU
Bùng phát dịch EMS trên toàn cầu khiến giá tôm trên thị trường thế giới tăng kỷ lục. Để giảm ảnh hưởng của giá đối với người tiêu dùng, các nhà NK bắt đầu mua tôm cỡ nhỏ hơn và sử dụng mạ băng nhiều hơn để hạn chế ảnh hưởng. Mặc dù EMS vẫn ảnh hưởng tới thị trường tôm thế giới, ngành tôm nuôi đang phục hồi dần và giá sẽ quay trở về mức trước khi dịch EMS diễn ra.
Tiêu thụ tôm tăng ở Đông Âu
Kinh tế Đông Âu vẫn đang tăng trưởng và dự kiến tiếp tục duy trì đà tăng trưởng này trong thời gian tới. Người tiêu dùng ở đây khá nhạy cảm về giá và tôm là sản phẩm khá mới với hầu hết người tiêu dùng. Thị trường tôm Đông Âu dự kiến vẫn chỉ phát triển ở quy mô nhỏ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, thị trường này dự kiến tăng trưởng mạnh trong dài hạn. Cách tốt nhất để thâm nhập thị trường này là thông qua các nhà NK ở Tây Âu-các nhà NK đã có mạng lưới kinh doanh lớn và nhiều kinh nghiệm.
Tăng cạnh tranh với các nhà NK BRIC
Các nhà NK châu Âu đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nhà NK thuộc các nước BRIC (các nền kinh tế mới nổi) vì các nước này đưa ra mức giá tương đương hoặc cao hơn trong khi có những yêu cầu ít khắt khe hơn đối với sản phẩm NK. Do vậy, các nhà NK châu Âu đôi khi phải chấp nhận lợi nhuận thấp hơn và trả giá cao hơn cho nguyên liệu NK. Về lâu dài, xu hướng này sẽ gây khó khăn cho các nhà NK châu Âu. Các nhà NK châu Âu có khả năng sẽ bảo toàn nguồn cung bằng cách đầu tư vào các mối quan hệ với các nhà cung cấp bền vững.
Chứng nhận ở thị trường chính
Các sáng kiến chứng nhận bền vững đã nhắm tới các thị trường ngách cụ thể. Hiện tại, thị trường chính cũng đang tìm tới các sản phẩm tôm có tên thương mại được chứng nhận, nhất là các chuỗi siêu thị lớn ở Bắc và Tây Âu. Hiện, chứng nhận được yêu cầu nhiều nhất là Global GAP. Tuy nhiên, các chuỗi siêu thị ở Tây Âu cho biết họ muốn tất cả các sản phẩm tôm phải được chứng nhận ASC từ năm 2015 trở đi. ASC dự kiến trở nên quan trọng ở các khu vực khác của châu Âu về lâu dài. Nếu bạn muốn cung cấp hàng cho các hãng bán lẻ hàng đầu châu Âu, bạn sẽ phải đầu tư vào các chứng nhận bền vững. Chứng nhận tôm ASC bắt đầu năm 2014 và tôm được chứng nhận ASC đầu tiên phổ biến từ cuối năm 2014. ASC sẽ giới thiệu một tiêu chuẩn cho các trại nuôi lớn và một tiêu chuẩn riêng cho các trại nuôi nhỏ hơn.
Chứng nhận ở thị trường ngách
Có những thị trường ngách khác nhau trên toàn châu Âu, và cần những sáng kiến chứng nhận khác nhau để tiếp cận những thị trường này. Những sáng kiến này chủ yếu liên quan đến sản xuất sinh thái. Các thị trường ngách dự kiến ngày một mở rộng cùng với nhận thức ngày càng cao của người tiêu dùng – những người luôn quan tâm đến những gì họ ăn và cách thức sản xuất những sản phẩm này. Những sản phẩm được chứng nhận sinh thái là tôm được sản xuất ở các hệ thống thâm canh hoặc quảng canh – nơi chỉ sử dụng thức ăn tự nhiên và không dùng thức ăn bổ sung. Nếu bạn đang cung cấp tôm hữu cơ, bạn nên hỏi nhà NK xem sản phẩm của bạn nên áp dụng chứng nhận gì để tăng cơ hội trên thị trường này.
Các nhà chức trách y tế châu Âu tiếp tục áp dụng những chính sách nghiêm khắc đối với tôm NK. Các nước như Ấn Độ và Indonesia đang phải đối mặt với kiểm tra hải quan lên tới 20%. Nhận thức người tiêu dùng liên quan đến việc sử dụng hóa chất và thuốc trong sản xuất tôm ngày càng tăng nên các quy định sẽ vẫn nghiêm ngặt và sẽ áp dụng biện pháp trừng phạt nếu tình hình không được cải thiện. Biện pháp trừng phạt của EU sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với khả năng cạnh tranh của các nhà cung cấp trên thị trường EU trước mắt cũng như về lâu dài. Vì vậy, quan trọng là bạn phải hợp tác với hiệp hội các nhà XK trong nước và chính phủ để đảm bảo tuân thủ quy định trong ngành sản xuất tôm.
  • Nguồn tin: VASEP
  • Thời gian nhập: 01/07/2016
  • Số lần xem: 747