Thứ sáu, 01/11/2024 - 08:02:42

Online: 458
Lượt truy cập: 6414937
Sản phẩm: 170
Chào hàng: 95
Thành viên: 83
Thành viên mới: HTX DVNN Bình Hàng Tây

TIN TỨC >>Doanh nghiệp >> Doanh nghiệp cần biết

Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Canada (16/12/2016)

anhtin

Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Canada trong 10 tháng đầu năm 2016 đạt 2,14 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2015.

Việt Nam đứng đầu Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về kim ngạch xuất khẩu, cũng như tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa hai chiều với Canada.  Theo số liệu thống kê, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Canada trong 10 tháng đầu năm 2016 đạt 2,14 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, riêng tháng 10 đạt 242,96 triệu USD, tăng 20,8% so với tháng 9/2016.
Các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Canada gồm: hàng dệt may; thủy sản; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giày dép; gỗ và sản phẩm; hàng nông sản; trong đó, dệt may đứng đầu về kim ngạch với 414,89 triệu USD, chiếm 19,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giày dép đứng thứ hai về kim ngạch với 197,06 triệu USD, chiếm 9,2%, tăng 14,8%. Tiếp đến nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, đạt 179,78 triệu USD, chiếm 8,4%, tăng 1,5%.
Nhìn chung, trong 10 tháng đầu năm 2016, hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu sang Canada đều đạt mức tăng trưởng dương về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó kim ngạch tăng trưởng khá ở một số nhóm hàng như: hạt tiêu tăng 20,2%; sản phẩm từ sắt thép tăng 19,3%; bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc tăng 18,1%, giày dép tăng 14,8%, cao su tăng 16,4%.
Nhóm hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Canada tuy kim ngạch chưa lớn lắm, nhưng đã có sự tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm ngoái. Để thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường này, vào ngày 3/11, Bộ NN&PTNT phối hợp với Đại sứ quán Canada tại Việt Nam tổ chức hội thảo “Hợp tác kỹ thuật - Thúc đẩy tuân thủ quy định đối với hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Canada”.
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) cho biết, hiện Canada là nước nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm lớn thứ 6 thế giới với rất nhiều chủng loại hàng hóa từ hơn 190 nước, trong đó có Việt Nam. Với giá trị kim ngạch đạt khoảng 1 tỷ USD và gần 3.000 giao dịch/tháng, hiện nay Cơ quan thanh tra thực phẩm Canada (CFIA) đã và đang đặt ra rất nhiều quy định khắt khe với mức độ kiểm tra, giám sát khác nhau về an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam muốn tăng khả năng thành công và mở rộng thị trường tại Canada thì không những phải nâng cao năng lực cạnh tranh toàn diện, mà còn phải tuân thủ và áp dụng chặt chẽ các quy định về an toàn thực phẩm mà CFIA đặt ra.
CFIA xác định Việt Nam là quốc gia cần chú trọng hợp tác trong vấn đề an toàn thực phẩm trong bối cảnh ngày càng nhiều các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào Canada tăng hơn gấp đôi trong 5 năm qua. Việc tuân thủ các quy định nhập khẩu của Canada đối với cá và hải sản là nội dung quan trọng của sáng kiến hội thảo này. Thông qua việc hỗ trợ các đối tác thương mại của Canada như Việt Nam để cải thiện những lĩnh vực cụ thể trong hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm xuất khẩu, CFIA nhắm đến việc nâng cao an toàn thực phẩm cho chính người dân Canada. Việc bảo đảm các nhà quản lý và các nhà xuất khẩu tại các quốc gia khác hiểu, tuân thủ đúng các quy định của Canada về an toàn thực phẩm nhập khẩu là một trong các biện pháp đó.
Bà Ping Kitnikone, Đại sứ Canada tại Việt Nam cho biết, an toàn thực phẩm là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Canada. Hội thảo là dịp để trao đổi thông tin về các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm, thảo luận những cách thức để các sản phẩm Việt Nam nâng cao việc tuân thủ các quy định nhập khẩu của Canada trong những lĩnh vực vốn trước đây được xác định là chưa tuân thủ. Đây là một hình thức hiệu quả để tiếp tục xây dựng quan hệ lâu dài với Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, và mong muốn tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho thương mại giữa hai nước.
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ xuất khẩu sang Canada 10 tháng đầu năm 2016
                            ĐVT: USD
Mặt hàng
T10/2016
10T/2016
+/- (%) 10T/2016 so với cùng kỳ
Tổng kim ngạch
242.965.454
2.149.142.997
+6,9
Hàng dệt, may
33.311.115
414.896.543
-8,1
Giày dép các loại
17.842.102
197.060.327
+14,8
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
25.023.779
179.788.265
+1,5
Hàng thủy sản
20.168.775
152.258.349
-3,8
Phương tiện vận tải và phụ tùng
12.048.805
123.308.781
+7,5
Gỗ và sản phẩm gỗ
12.738.870
108.963.411
-14,9
Hạt điều
8.433.626
75.368.763
+4,8
Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù
4.311.768
44.174.942
-4,5
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
6.127.997
43.355.652
+1,3
Sản phẩm từ sắt thép
5.161.829
42.433.254
+19,3
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận
1.524.775
23.592.408
-2,7
Sản phẩm từ chất dẻo
2.202.262
22.319.907
+2,0
Kim loại thường khác và sản phẩm
1.549.874
21.876.411
-19,0
Vải mành, vải kỹ thuật khác
1.814.683
17.562.235
+5,1
Hàng rau quả
1.382.667
14.077.599
+7,7
Hạt tiêu
1.329.422
13.926.713
+20,2
Cà phê
1.291.614
11.196.099
+9,1
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
740.763
6.475.100
+18,1
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm
412.343
4.975.449
+4,3
Cao su
545.232
4.738.331
+16,4
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh
598.299
3.572.723
-14,6
Chất dẻo nguyên liệu
454.674
3.300.404
-34,8
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
803.940
2.304.232
-33,4
Sản phẩm gốm, sứ
142.501
2.171.226
-20,4
  • Nguồn tin: Vinanet
  • Thời gian nhập: 16/12/2016
  • Số lần xem: 686