Thứ bảy, 20/04/2024 - 19:06:11

Online: 72
Lượt truy cập: 4641934
Sản phẩm: 186
Chào hàng: 92
Thành viên: 76
Thành viên mới: Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng dịch vụ và sản xuất ECOHOME

TIN TỨC >>Doanh nghiệp >> Thị trường nước ngoài

Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ trong 8 tháng đầu năm 2017 (18/10/2017)

anhtin

Theo số liệu thống kê của Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK), trong 7 tháng đầu năm 2017, Việt Nam chỉ đứng thứ 32 trong số tổng số 248 đối tác thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ với tổng mức kim ngạch 1,52 tỷ USD. Trong đó, về xuất khẩu vào thị trường này, Việt Nam đứng thứ 24 với mức kim ngạch xuất khẩu là 1,39 tỷ USD và về nhập khẩu Việt Nam đứng thứ 32 với mức kim ngạch 123,16 triệu USD.

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước ASEAN trong 7 tháng đầu năm 2017
STT
Nước
Kim ngạch nhập khẩu từ TNK (USD)
Kim ngạch xuất khẩu vào TNK (USD)
Tổng kim ngạch XNK với TNK (USD)
Tăng trưởng tổng kim ngạch so với cùng kỳ 2016
(%)
Tỷ trọng về tổng kim ngạch trong ASEAN
(%)
1
Ma-lai-xi-a
162.057.180
1.866.575.449
2.028.632.629
67,36
30,58
2
Việt Nam
123.168.000
1.399.729.736
1.522.897.736
41,87
22,96
3
Thái Lan
85.173.470
1.099.558.586
1.184.732.056
38,85
17,86
4
In-đô-nê-xi-a
128.475.749
876.033.811
1.004.509.560
-2,16
15,14
5
Xin-ga-po
449.457.152
204.495.069
653.952.221
44,66
9,86
6
Phi-lip-pin
81.350.054
76.167.421
157.517.475
28,75
2,37
7
Cam-pu-chia
9.085.001
38.355.933
47.440.934
-10,73
0,72
8
Miến Điện
21.509.994
9.331.020
30.841.014
51,55
0,46
9
Lào
292.589
1.609.915
1.902.504
-18,49
0,03
10
Bờ-ru-nây
919.063
7.456
926.519
-85,78
0,01
 
Tổng cộng
1.061.488.252
5.571.864.396
6.633.352.648
37,56
 
(Nguồn: TUIK)
Trong các nước ASEAN, Việt Nam là đối tác lớn thứ hai sau Ma-lai-xi-a do tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với Thổ Nhĩ Kỳ thấp hơn tới 500 triệu USD, trong khi năm 2015 Việt Nam đứng đầu trong số các nước ASEAN và Việt Nam đã bị Ma-lai-xi-a vượt qua trong năm 2016 (thậm chí trong 5 tháng đầu năm 2017 còn bị Thái Lan vượt qua). Nguyên chính làm cho Ma-lai-xi-a tăng mạnh kim ngạch giao thương giữa với nước này và do hiệp định thương mại tự do giữa hai nước có hiệu lực từ tháng 8 năm 2015.
Theo số liệu thống kê của Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK), trong 7 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu 1,39 tỷ USD sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng tới 44,99% so với cùng kỳ và nhập khẩu 123,16 triệu USD, tăng tới 14,02% so với cùng kỳ. Mức kim ngạch này đã vượt qua cả mức kim ngạch 7 tháng của năm 2014 và 2015 (là những năm xuất khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ đạt mức cao, khoảng 1,15 tỷ USD, trước khi sụt giảm trong năm 2016). Tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 1,52 tỷ USD tăng 41,87% so với cùng kỳ. 
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2017, Việt Nam xuất khẩu 1,183 tỷ USD, tăng tới 38,64% so với cùng kỳ năm 2016 và nhập khẩu 143,26 triệu USD từ Thổ Nhĩ Kỳ, tăng tới 39,54%. Cũng phải lưu ý mức kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2017 đạt cao do kim ngạch cùng kỳ năm 2016 ở mức thấp, tuy nhiên kim ngạch này đã vượt qua mức đã đạt được trong năm 2014 và 2015 tương ứng là 21,2 và 21,6%. Đây là dấu hiệu đáng khích lệ, cho thấy xuất khẩu của Việt Nam vào Thổ Nhĩ Kỳ đã lấy lại đà tăng tưởng. Kim ngạch thương mại hai chiều 8 tháng đầu năm 2017 đạt 1,32 tỷ USD, tăng 38,74% so với cùng kỳ năm 2016. Nguyên nhân chính của thương mại song phương tăng là sự gia tăng mạnh mẽ của mặt hàng Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện và Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, hạt tiêu, cao su, trong khi mặt hàng điện thoại di động cũng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt mặt hàng máy tính và linh kiện tăng tới 448,27%, đạt kim ngạch lên tới 337,58 triệu USD và đã chiếm tới 28,52 trong tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Thổ Nhĩ Kỳ. Mặt khác, nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ vào Việt Nam cũng gia tăng mạnh tới 39,54% cũng là điểm đáng lưu lý, nguyên nhân do đồng Li-ra của Thổ ở mức thấp hơn nhiều so với năm 2016 cho dù đã tăng giá từ mức lúc thấp nhất là 1 USD = 3,9 Lira lên mức phổ biến trong quý 3 là 3,5 Lira. Đáng lưu ý là tỷ trọng các mặt hàng đóng góp và bổ sung cho đà phát triển kinh tế như máy móc thiết bị chỉ còn 27,37%, mặt hàng dược phẩm cũng tăng chậm và chỉ đạt tỷ trọng 7,27%.
Sản phẩm chính của Việt Nam xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là điện thoại di động, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện và xơ sợi dệt và 3 nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất này đã chiếm tới 76,89% tổng kim ngạch xuất khẩu và đạt kim ngạch tới 910 triệu USD. Mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã tăng trưởng mạnh mẽ và chiếm tỷ trọng tới 28,52 %, trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai sau mặt hàng điện thoại di động và mặt hàng điện thoại di động không còn chiếm hơn một nửa về tỷ trọng như trước chỉ còn khoảng 40%. Đáng lo ngại là sự sụt giảm kim ngạch của mặt hàng xơ sợi dệt đã được báo trước vẫn tiếp tục với mức giảm 17,66% so với cùng kỳ năm trước và chỉ còn 100 triệu USD, chỉ bẳng hơn 1 phần 3 mức kim ngạch cao nhất đã đạt được do tác động của các vụ kiện chống bán phá giá với sợi polyester.
Các nhóm mặt hàng khác tăng trưởng khá ấn tượng là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (tăng tới 122,64%), cao su (tăng tới 70,79%), hạt tiêu (tăng tới 53,92%), thủy sản (tăng 49,37% và đạt tương mức kim ngạch của cả năm 2016) . Mặt hàng sản phẩm từ cao su cũng gia tăng tới 25,35% trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ tăng thuế nhập khẩu bổ sung với mặt hàng chính trong nhóm này là lốp xe các loại. Hàng may mặc đã lấy lại được đà tăng trưởng, tuy kim ngạch còn khiêm tốn do nhu cầu tiêu dùng tại Thổ Nhĩ Kỳ được phục hồi và kinh tế tăng trưởng trở lại.
Số liệu xuất khẩu các mặt hàng chính từ Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỹ trong 8 tháng đầu năm 2017
STT
Mặt hàng xuất khẩu
Kim ngạch (USD)
Thay đổi so với cùng kỳ 2016 (%)
Tỷ trọng (%)
1
Điện thoại các loại và linh kiện
472.027.101
6,15
39,88
2
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
337.580.831
448,27
28,52
3
Xơ, sợi dệt các loại
100.563.233
-17,66
8,50
4
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
38.041.499
122,64
3,21
5
Cao su
27.728.756
70,79
2,34
6
Hàng dệt, may
24.578.543
20,24
2,08
7
Giày dép các loại
19.164.602
-12,96
1,62
8
Hạt tiêu
16.135.002
53,92
1,36
9
Phương tiện vận tải và phụ tùng
12.392.824
-9,17
1,05
10
Gỗ và sản phẩm gỗ
9.733.204
2,63
0,82
11
Hàng thủy sản
5.050.384
49,37
0,43
12
Sản phẩm từ cao su
3.534.493
25,35
0,30
13
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày
2.810.703
29,63
0,24
14
Sản phẩm từ chất dẻo
2.787.857
45,37
0,24
15
Chất dẻo nguyên liệu
2.092.606
-51,43
0,18
16
Chè
959.565
348,90
0,08
17
Sắt thép các loại
672.098
-61,97
0,06
18
Gạo
416.421
-69,80
0,04
 
Tổng cộng:
1.183.658.887
38,64
 
(Nguồn: Hải quan Việt Nam)
Về mặt hàng có kim ngạch sụt giảm, bên cạnh mặt hàng xơ sợi dệt, đáng lưu ý là giầy dép các loại, phương tiện vận tải và phụ tùng, chất dẻo nguyên liệu, sắt thép các loại, gạo vẫn tiếp tục suy giảm.
Về nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ, mặt hàng Máy móc và thiết bị phụ tùng tăng mạnh tới 89,53% và đây cũng là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất (27,37%) nhưng không còn chiếm tỷ trọng áp đảo. Mặt hàng vải giảm 15,10% so với cùng kỳ cũng là tín hiệu đáng mừng, cho thấy doanh nghiệp Việt Nam nâng cao khả năng cung cấp và không phải nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ. Mặt hàng dược phẩm chỉ tăng 12,88% so với cùng kỳ năm 2016 cho dù nhiều doanh nghiệp dược phẩm Thổ Nhĩ Kỳ đã tích cực tìm kiếm đối tác nhập khẩu và phân phối ở Việt Nam nhưng thiếu các chứng chỉ cần thiết để sản phẩm của họ được xếp cùng nhóm với các nước EU do đó khó có thể cạnh tranh các nước như Trung Quốc, Ấn Độ.
Tỷ trọng hàng của các doanh nghiệp FDI vẫn chiếm phần quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam, như các mặt hàng Điện thoại di động và Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hàng may mặc, da giầy ... chủ yếu do các doanh nghiệp này xuất khẩu do có thương hiệu mạnh và hệ thống phân phối trực tiếp. Các doanh nghiệp nội địa của Việt Nam khó có đủ sức mạnh để tổ chức hệ thống phân phối, bán lẻ tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Số liệu nhập khẩu các mặt hàng chính từ Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỹ trong 8 tháng đầu năm 2017
STT
Mặt hàng xuất khẩu tới Việt Nam
Kim ngạch
(USD)
Thay đổi so với cùng kỳ 2016 (%)
Tỷ trọng (%)
1
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
39,216,360
89.53
27.37
2
Vải các loại
19,724,255
-15.10
13.77
3
Dược phẩm
10,410,380
12.88
7.27
4
Quặng và khoáng sản khác
4,516,783
16.99
3.15
5
Sản phẩm hóa chất
4,435,848
38.49
3.10
6
Sản phẩm từ chất dẻo
2,519,390
18.86
1.76
7
Sắt thép các loại
1,778,803
273.44
1.24
8
Nguyên phụ liệu thuốc lá
1,669,302
1,686.04
1.17
 
Tổng cộng:
143,265,973
39.54
 
  • Nguồn tin: Vietnamexport.com
  • Thời gian nhập: 18/10/2017
  • Số lần xem: 790