Chủ nhật, 05/05/2024 - 03:33:17

Online: 77
Lượt truy cập: 4695019
Sản phẩm: 186
Chào hàng: 92
Thành viên: 100
Thành viên mới: BTS

TIN TỨC >>Doanh nghiệp >> Doanh nghiệp cần biết

Trữ lượng cá toàn cầu bị ảnh hưởng do tính axit của đại dương tăng (27/11/2017)

anhtin

Phát thải carbon dioxide (CO2) đang làm cho các đại dương tăng tính axit và đe doạ đến toàn bộ hệ sinh thái biển.

Nghiên cứu kéo dài 8 năm, được gọi là "Các tác động sinh học từ độ axit của đại dương" và một phần của chương trình Bioacid do Đức dẫn đầu, cho thấy các sinh vật biển chưa trưởng thành sẽ bị tổn hại nhiều nhất. Điều này có nghĩa là (theo ví dụ từ các nhà nghiên cứu) số lượng cá tuyết cod con đang trưởng thành đến khi trưởng thành có thể giảm xuống còn một phần tư hoặc thậm chí một phần mười hai so với con số hiện nay.
Nghiên cứu này kết hợp những phát hiện của hơn 250 nhà khoa học. Một bản thông tin tóm lược các kết quả chính của nghiên cứu này sẽ được trình bày cho các nhà đàm phán khí hậu tại cuộc họp thường niên vào tháng 12/2017 tại Bonn, Đức.
Các tác giả của báo cáo cho biết một số sinh vật có thể có lợi trực tiếp từ những thay đổi về hóa học, nhưng thậm chí những điều này vẫn có thể gây ảnh hưởng xấu trực tiếp thông qua sự thay đổi trong mạng lưới thực phẩm. Nghiên cứu cho thấy rằng những thay đổi từ axit hoá đại dương sẽ gây nên những tác động trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu, ô nhiễm, đẩy mạnh phát triển ven biển, tình trạng lạm thác hay việc sử dụng phân bón nông nghiệp.
Từ năm 2009, các nhà khoa học làm việc theo chương trình Bioacid đã nghiên cứu về mức độ các sinh vật biển bị ảnh hưởng bởi axit hóa trong các giai đoạn khác nhau; những thay đổi này ảnh hưởng đến mạng lưới thực phẩm như thế nào; và liệu những thách thức này có thể giảm nhẹ bằng cách thích ứng các thay đổi hay không.
Một số nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm trong khi các nghiên cứu khác được tiến hành ở Biển Bắc, Baltic, Bắc cực và Papua New Guinea.
Việc axit hóa đại dương xảy ra khi CO2 từ nhiên liệu hóa thạch tan trong nước biển, nó sẽ tạo ra axit cacbonic và làm giảm độ pH của nước.
  • Nguồn tin: VASEP
  • Thời gian nhập: 27/11/2017
  • Số lần xem: 647