Thứ hai, 20/05/2024 - 09:09:06

Online: 168
Lượt truy cập: 4728744
Sản phẩm: 186
Chào hàng: 92
Thành viên: 100
Thành viên mới: BTS

TIN TỨC >>Doanh nghiệp >> Thông tin ngành hàng

Thị trường hàng hóa trong nước tuần qua: Cao su tăng, gạo và điều giảm (04/09/2015)

Lúa gạo

Đến ngày 24/8, tại Kiên Giang giá gạo thành phẩm 5/15 giảm nhẹ, đạt lần lượt ở mức 7150 đ/kg và 6.850 đ/kg.

Trong tuần đến ngày 21/8, giá gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức 335 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn so với cách đây 1 tuần, giảm 15 USD/tấn so với cách đây 1 tháng, giảm 120 USD/tấn so với cách đây 1 năm.

Việt Nam đã xuất khẩu được khoảng 3,343 triệu tấn trong khoảng thời gian từ ngày
1/1 - 13/8, giảm khoảng 22% so với mức 4,26 triệu tấn của 8 tháng đầu năm 2014.
Các nhà xuất khẩu gạo đã ký hợp đồng xuất khẩu được khoảng 4,45 triệu tấn tính đến ngày 31/7, giảm khoảng 9% so với cùng kỳ năm trước.
Trước việc Trung Quốc phá giá đồng NDT, trong tuần qua (17/8-22/8) lượng tiêu thụ gạo rất chậm bởi lượng mua ít, trong khi giá có thể giảm thêm những ngày tới sau khi Ngân hàng Nhà nước hạ tỷ giá tiền đồng.
Hôm 14/8, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã hạ 2,9% giá sàn gạo 25% tấm xuống 330 USD/tấn để giúp đẩy mạnh xuất khẩu.
Nông dân ở ĐBSCL đã thu hoạch khoảng 1 triệu ha lúa Hè Thu, tương đương 60% tổng diện tích lúa vụ này. Vụ thu hoạch sẽ kết thúc vào cuối tháng 9.
Hạt điều
Ngày 24/8, giá điều khô (chưa bóc vỏ) tại Đắk Lắk giảm 2.000đ/kg xuống mức 27.000đ/kg.
Giá các chủng loại điều Ấn Độ ngày 24/8 ổn định. Theo đó, các chủng loại hạt điều W240/W450 giữ ở mức lần lượt 3.65-3.72 USD/lb và 3.25-3.35 USD/lb. Các chủng loại điều tách, vỡ, mảnh ổn định so với ngày hôm trước, ở mức lần lượt 3.00 – 3.10 USD/lb, 2.752.85 USD/lb và 2.45-2.55 USD/lb.
Từ ngày 11/8/2015, tỷ giá giữa đồng NDT và các ngoại tệ mạnh trên thế giới có biến động mạnh; bên cạnh đó là những điều chỉnh tỷ giá kịp thời của Ngân hàng Nhà nước, một số chuyên gia đánh giá thì ngành điều khá may mắn bởi thời điểm này không phải cao điểm nhập khẩu nguyên liệu của năm.
Cao su
Giá cao su thành phẩm tại các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên ngày 24/8 tăng 500-600 đ/kg so với ngày 21/8. Cụ thể, tại Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu cao su SVR3L giá 24.400 đ/kg, SVR20 giá 19.900 đ/kg, SVR10 giá 20.100 đ/kg.
Tại Lâm Đồng, Bình Thuận cao su SVR 5 giá 20.700 đ/kg, SVRL giá 24.500 đ/kg.
Tại Bình Phước, Tây Ninh giá cao su RSS1 giá 25.000 đ/kg, RSS3 giá 24.600 đ/kg.
Việc Trung Quốc phá giá nội tệ sẽ khiến giá bán và doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể sụt giảm trong thời gian tới.
Theo nhận định của đại diện VRA, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu nguyên liệu cao su thiên nhiên lớn nhất của Việt Nam, nên việc Trung Quốc phá giá nội tệ sẽ khiến giá bán và doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể sẽ sụt giảm trong thời gian tới.
Việc phá giá đồng NDT sẽ khiến những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Trung Quốc trở nên rẻ hơn và tăng tính cạnh tranh hơn so với hàng hóa của các nước trong khu vực, đồng thời làm cho các mặt hàng nhập khẩu vào Trung Quốc sẽ gặp khó khăn do đắt hơn trước.
Những đơn hàng xuất khẩu cao su Việt Nam áp dụng phương thức thanh toán bằng NDT sẽ gặp ảnh hưởng trực tiếp từ sự thay đổi tỷ giá kéo doanh thu của các doanh nghiệp giảm xuống khi quy đổi sang VND. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cao su sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch sẽ càng gặp thêm khó khăn khi doanh thu giảm bên cạnh tình trạng các cửa khẩu Trung Quốc lúc mở, lúc đóng.
Đối với các hợp đồng thanh toán bằng đồng USD, trước bối cảnh đồng NDT mất giá, các doanh nghiệp Trung Quốc phải chi thêm hơn 4% cho các đơn hàng mua với giá trước đây, vì vậy đang có xu hướng ép giá cao su Việt Nam để bù đắp lại phần thâm hụt khi chuyển đổi từ NDT sang USD.
Ngoài ra, Việt Nam hiện vẫn cần nhập các sản phẩm cao su Trung Quốc như cao su tổng hợp, săm lốp xe, băng tải, sản phẩm cao su y tế, chỉ thun, ống cao su, tấm cao su… Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất những sản phẩm cao su này sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh hơn nữa từ phía Trung Quốc, sau việc đồng NDT bị phá giá. Đây là đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhất.
Trước những lo ngại trên, đại diện Hiệp hội Cao su Việt Nam khuyến cáo, để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ việc Trung Quốc phá giá đồng NDT, các doanh nghiệp ngành cao su cần đa dạng hóa thị trường, từng bước giảm phụ thuộc vào thị trường này, kết hợp với việc cắt giảm giá thành, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm. Đồng thời, các doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa việc khai thác tiềm năng thị trường nội địa và chuyển đổi cơ cấu chủng loại cao su cho phù hợp với nhu cầu tiêu thụ chung trên thế giới, thay vì chỉ tập trung vào thị trường Trung Quốc, là thị trường còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
  • Nguồn tin: Bộ Công Thương
  • Thời gian nhập: 04/09/2015
  • Số lần xem: 891