Thứ hai, 20/05/2024 - 06:57:42

Online: 167
Lượt truy cập: 4728237
Sản phẩm: 186
Chào hàng: 92
Thành viên: 100
Thành viên mới: BTS

TIN TỨC >>Doanh nghiệp >> Thông tin ngành hàng

Thị trường lúa gạo thế giới tuần qua: Giá giảm do nhu cầu yếu (16/12/2015)

Giá xuất khẩu gạo Việt Nam tuần qua tương đối ổn định, trong khi giảm nhẹ tại Thái Lan do nhu cầu yếu, mặc dù dự báo nguồn cung trên toàn cầu thiếu hụt chắc chắn sẽ đẩy giá tăng lên trong năm tới.

Thái Lan và Việt Nam, hai nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 và 3 thế giới sau Ấn Độ, đã và đang rất nỗ lực tìm kiếm khách hàng trong những tuần gần đây, trong bối cảnh các thương gia cảnh báo thị trường đầu năm 2016 sẽ không có nhiều thay đổi so với hiện nay.
Gạo 5% tấm của Thái Lan giá giảm về 353-365 USD/tấn (FOB Bangkok), từ mức 360-365 USD/tấn hồi tháng trước.
Các thương gia ở Bangkok không hy vọng tình hình thị trường tiêu thụ gạo Thái năm 2016 sẽ khả quan hơn mặc dù thỏa thuận xong hợp đồng bán 200.000 tấn cho Iran.
Thị trường Việt Nam tuần qua cũng không có hợp đồng mới. Giá gạo 5% tấm vững ở 375-380 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, trong khi gạo 25% tấm giá 360 USD/tấn, từ mức 360 -365 USD/tấn một tuần trước đó.
“Nguồn cung khan hiếm và việc bốc xếp hàng chở đi rất chậm”, một thương gia ở TP HCM cho biết. Hiện các nhà xuất khẩu Việt Nam đang cần tích cực thu gom gạo để thực hiện các hợp đồng đã ký.
Các báo cáo giao hàng cho thấy một số tàu đang bốc xếp gạo để chở sang châu Phi, Indonesia và Cuba tại cảng Sài gòn từ đầu tháng 11 và vẫn chưa hoàn tất.
Nhưng vào đầu năm 2016 giá gạo châu Á có triển vọng tăng lên do tồn trữ giảm, theo nhận định của bộ phận nghiên cứu BMI Research thuộc Fitch Ratings.
Báo cáo này nhận định sản lượng gạo toàn cầu năm 2015/16 sẽ giảm 0,5% xuống 476 triệu tấn, lần giảm đầu tiên trong vòng 7 niên vụ, trong khi tiêu thụ tiếp tục tăng vững, với nhu cầu nhập khẩu tăng từ Trung Quốc, Philippines và Indonesia.
Sản lượng giảm có thể gây thiếu hụt 11 triệu tấn trong niên vụ 2015/16, so với mức dư thừa trung bình 6 triệu tấn trong suốt 10 năm qua.
Giá gạo bán buôn bình quân tháng 11 tại Ấn Độ, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, tăng lên do lo ngại sản lượng giảm vì hiện tượng El Nino khiến lượng mưa trong mùa thấp hơn mức trung bình.
Theo đó, giá gạo bán buôn bình quân tháng 11 tăng lên 2.614,61 rupee/tạ, tăng 1% so với 2.588,89 rupee/tạ trong tháng 10/2015, nhưng giảm 6% so với 2.779,28 rupee/tạ cùng kỳ năm ngoái.
Tính theo USD, giá gạo bán buôn bình quân tháng 11 đạt 396 USD/tấn, giảm nhẹ so với 399 USD/tấn trong tháng 10 và giảm 12% so với 448 USD/tấn tháng 11/2014.
Giới phân tích dự đoán giá gạo bình quân tại Ấn Độ sẽ tăng lên nếu sản lượng của nước này bị ảnh hưởng tiêu cực do hiện tượng El Nino - gây hạn hán tại nhiều khu vực ở châu Á.
Trong một diễn biến khác, việc thu mua lúa gạo của Ấn Độ - do Tổng công ty Lương thực Ấn Độ (FCI) và các cơ quan chính phủ thực hiện - trong niên vụ kharif (KMS) 2015-2016 (tháng 10 - tháng 9) - bắt đầu từ 1/10/2015 - trong 2 tháng đầu năm đạt 14,06 triệu tấn, tăng 31% so với 10,7 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra giá hỗ trợ tối thiểu (MSP) các loại lúa ở 1.410 USD/tạ (213 USD/tấn) và lúa Grade A là 1.450 USD/tạ (219 USD/tấn) trong vụ kharif 2015-2016.
Dựa vào hoạt động thu mua, Bộ Lương thực Ấn Độ tin tưởng rằng chính phủ có thể vượt mục tiêu thu mua 30 triệu tấn gạo trong niên vụ KMS 2015-2016. Năm 2014-2015, FCI và các cơ quan chính phủ thu mua được 32 triệu tấn gạo.
Các thông tin liên quan
Xuất khẩu gạo Thái Lan 10 tháng đầu năm giảm mạnh
Xuất khẩu gạo của Thái Lan trong 10 tháng đầu năm 2015 đạt 7,814 triệu tấn, trị giá 3,643 tỷ USD, giảm 11% khối lượng so với 8,77 triệu tấn và giảm 15% giá trị so với 4,32 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Hiệp hội Xuất khẩu Gạo Thái Lan (TREA).
Riêng tháng 10, xuất khẩu gạo đạt 1,2 triệu tấn, tăng 67% so với 720.554 tấn trong tháng 9/2015, nhưng giảm 1% so với 1,214 triệu tấn so với tháng 10/2014, chủ yếu do nhu cầu của Philippines và Indonesia tăng lên.
Về cơ cấu gạo xuất khẩu tháng 10, gạo trắng chiếm 624.268 tấn, chiếm 52%, gạo Hom Mali 100.176 tấn, chiếm 8%, gạo tấm 150.597 tấn, chiếm 12,5%, gạo nếp 6.355 tấn, chiếm 0,5%, gạo đồ 312.337 tấn, chiếm 26% và gạo lức 10.060 tấn, chiếm 0,8%.
Trung Quốc, Benin, Nigeria, Nam Phi và Philippines tiếp tục là thị trường xuất khẩu chính của gạo Thái Lan trong 10 tháng đầu năm nay. Trong khi xuất khẩu gạo của Thái Lan sang Trung Quốc, Nam Phi và Philippines tăng tương ứng 26%, 7% và 274%, thì xuất khẩu sang Benin và Nigeria tương ứng giảm 34% và 36%.
Xuất khẩu gạo Việt Nam tháng 10 tăng mạnh
Cơ quan thường trú Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA Post) cho biết, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 10/2015 đạt 849.383 tấn, tăng 68% so với 505.917 tấn trong tháng 9 và tăng 41,5% so với 599.948 tấn trong tháng 10/2014.
Xuất khẩu gạo trong tháng 10 tăng chủ yếu do nhu cầu của Indonesia và Philippines tăng lên khi 2 nước này đang cố gắng duy trì lượng gạo lưu kho do sản lượng nội địa giảm vì hiện tượng El Nino gây thời tiết khô hạn.
Về thị trường xuất khẩu gạo, châu Á chiếm 768.403 tấn, chiếm 90% tổng khối lượng xuất khẩu của tháng 10, tăng 70% so với 452.183 tấn trong tháng 9 và tăng 54% so với 497.721 tấn trong tháng 10/2014.
Xuất khẩu gạo sang châu Phi sang 50.935 tấn, chiếm 6%, tăng 43% so với 35.664 tấn trong tháng 9 nhưng giảm 7% so với 54.985 tấn trong tháng 10/2014.
Xuất khẩu gạo sang Úc trong tháng 10 giảm 48% xuống 2.417 tấn so với 4.630 tấn trong tháng 9 và giảm 72% so với 8.688 tấn trong tháng 10/2014.
Xuất khẩu sang các nước châu Âu và CIS đạt 5.291 tấn, giảm 31% so với 7.640 tấn tháng 9 và giảm 23% so với 6.885 tấn trong tháng 10/2014.
Về cơ cấu gạo xuất khẩu, gạo 5% tấm chiếm 251.658 tấn, chiếm 30% tổng khối lượng xuất khẩu cả tháng 10; gạo thơm jasmine 105.284 tấn, chiếm 12%; gạo 15% tấm 258.224 tấn, chiếm 3%; gạo 25% tấm 129.398 tấn, chiếm 15%; gạo nếp 45.732 tấn, chiếm 5%.
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 5,35 triệu tấn, giảm 2% so với 5,46 triệu tấn cùng kỳ năm 2014.
Xuất khẩu gạo 2015 của Việt Nam có khả năng đạt 6,8 triệu tấn
Theo dự báo của Trung tâm Tin học và Thống kê thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu cả năm nay của Việt Nam có khả năng đạt 6,8 triệu tấn, cao hơn so với số dự báo trước đây của Trung tâm công bố ở mức 6,02 triệu tấn.
Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục giảm trong 10 tháng so với cùng kỳ và chỉ tăng so với cùng kỳ vào tháng 11 này.
Nguyên nhân chính là do diễn biến thị trường bắt đầu thay đổi theo hướng có lợi từ tháng 10 vừa qua, khi Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu với Philippines 450.000 tấn và Indonesia 1 triệu tấn. Thời hạn hợp đồng kéo dài từ tháng 10 vừa qua đến tháng 3/2016. Hai hợp đồng này đã góp phần làm cho khối lượng xuất khẩu gạo tháng 10 vừa qua và tháng 11 này tăng gần gấp đôi so với các tháng trước đó.
Khối lượng gạo xuất khẩu 11 tháng ước đạt 6,24 triệu tấn với 2,65 tỷ USD, tăng 3,6% về khối lượng nhưng giảm 4,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng của năm nay với 34,49% thị phần. Trong 10 tháng, các thị trường có sự tăng trưởng mạnh là Malaysia (2,24%), vươn lên vị trí thứ ba về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 8,7% thị phần.
Thị trường Gana đứng vị trí thứ tư với mức tăng trên 9%. Tiếp theo là thị trường Côte d'Ivoire (tăng 39%) và Indonesia (tăng 3,65%).
Bên cạnh đó, nhiều thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam có sự giảm đột biến như Hong Kong (Trung Quốc) giảm 37%, Philippines (33%), Singapore (gần 35%) và Hoa Kỳ (26%).
Indonesia có nhu cầu nhập khẩu 1 triệu tấn gạo từ Việt Nam
Đại sứ Indonesia tại Việt Nam, ông Mayerfas cho biết Indonesia cần nhập khẩu 1 triệu tấn gạo từ Việt Nam.
Thông tin trên được Đại sứ Mayerfas cho biết tại buổi họp báo sáng 4/12 giới thiệu về “Hội chợ thương mại và Diễn đàn kinh doanh Indonesia-Việt Nam” sẽ diễn ra từ 10-12/12 tại Trung tâm triển lãm quốc tế 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
Cũng theo ông Mayerfas, Indonesia có lượng tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới với 250 triệu người dân ăn cơm 3 lần/ngày nên yêu cầu về đảm bảo lương thực rất lớn. Dù sản xuất nhưng Indonesia vẫn phải nhập khẩu gạo và Việt Nam là quốc gia đầu tiên mà nước này nghĩ đến. Ông cũng hy vọng, số lượng 1 triệu tấn gạo mà Indonesia cần nhập từ Việt Nam sẽ được Việt Nam đáp ứng đủ.
Trung Quốc ký hợp đồng nhập khẩu 1 triệu tấn gạo từ Thái Lan
Hôm 3/12/2015, doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc COFCO đã ký hợp đồng nhập khẩu 1 triệu tấn gạo Thái Lan, Reuters đưa tin.
COFCO sẽ bắt đầu đàm phán về hợp đồng từng lô càng sớm càng tốt. Trên website của mình, công ty cho biết thỏa thuận này sẽ giúp củng cố hợp tác kinh tế Trung Quốc - Thái Lan.
Trung Quốc cũng ký thỏa thuận mua 200.000 tấn cao su của Thái Lan.
Cả Trung Quốc và Thái Lan đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) để xây dựng tuyến đường sắt dài 900 km từ biên giới Thái Lan - Lào đến Bangkok. Tuy nhiên, 2 bên vẫn chưa nhất trí vè chi phí cho dự án đường sắt này. Trung Quốc muốn cung cấp khoản tín dụng cho dự án với lãi suất 2,5% trong khi Thái Lan đang đàm phán lãi suất ở 2%.
Nhật Bản hạ mục tiêu sản lượng gạo xuống 7,43 triệu tấn
Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã hạ mục tiêu sản lượng gạo năm 2016 xuống 7,43 triệu tấn so với 7,51 triệu tấn năm 2015 do nhu cầu tiêu thụ giảm, theo các nguồn tin trong nước.
Theo đó, Bộ này cũng hạ mục tiêu sản lượng của 47 tỉnh trong nước.
Chính phủ Nhật Bản đã liên tục hạ mục tiêu sản lượng gạo từ năm 2010. Hiện chính phủ đang khuyến khích nông dân giảm sản lượng gạo dùng cho tiêu thụ của người và tăng sản lượng dành cho sản xuất thức ăn. Tiêu thụ gạo nội địa của Nhật Bản trong năm 2015 giảm mạnh.
Lượng gạo sử dụng cho sản xuất thức ăn trong 11 tháng đầu năm 2014-2015 (tháng 10 - tháng 9) đạt 1,068 triệu tấn so với 732.893 tấn trong năm 2013-2014, theo số liệu của Cơ quan thường trú Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA Post).
  • Nguồn tin: Bộ Công Thương
  • Thời gian nhập: 16/12/2015
  • Số lần xem: 893