Thứ hai, 20/05/2024 - 06:57:36

Online: 169
Lượt truy cập: 4728237
Sản phẩm: 186
Chào hàng: 92
Thành viên: 100
Thành viên mới: BTS

TIN TỨC >>Doanh nghiệp >> Thông tin ngành hàng

Thị trường hàng hóa trong nước tuần qua (23/02/2016)

Tôm nguyên liệu rớt giá; giá nhiều loại thực phẩm tươi sống tăng nhẹ; Hậu Giang trúng mùa, trúng giá lúa Đông Xuân đầu vụ;…

Tôm nguyên liệu rớt giá
Nếu như trước Tết tôm cỡ 30 con/kg giá 150.000 đồng thì ngày mùng 1 Tết giá rớt xuống còn 130.000 đồng/kg và đến ngày mùng 3 Tết giá tiếp tục rớt còn 120.000 đồng/kg. Còn đến sáng mùng 5 Tết, giá chỉ còn 115.000 đồng/kg. Đối với tôm cỡ 40 con/kg giá cận Tết là 110.000 đồng/kg thì nay giảm còn 90.000 đồng/kg. Tôm thẻ chân trắng cỡ 100 con/kg từ 80.000 đồng/kg, nay giảm xuống chỉ còn 65.000 đồng/kg.
Nông dân nuôi tôm ở Cà Mau cho biết, tôm nguyên liệu giá cả lên xuống là chuyện bình thường nhưng đây là lần giảm sâu, giảm liên tục đã làm cho bà con có tâm lý hoang mang. Nhiều thương lái cũng cho biết, khả năng giá tôm có thể tiếp tục giảm cho tới hết tháng 2 mới ổn định và tăng trở lại.
Một số giám đốc các nhà máy chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu thủy sản cho hay, có mấy lý do tôm liên tục giảm giá. Đó là hiện nay, tôm nguyên liệu đã được nhập về nhiều do nhà máy đã hợp đồng mua nguyên liệu từ trước; tôm công nghiệp, khai thác biển được mùa nên nguyên liệu phục vụ cho chế biến dồi dào và từ đó các nhà máy phải giảm giá. Tuy nhiên, đây chỉ là giảm giá tạm thời, hơn nữa đây cũng chưa phải là mua thu hoạch tôm chính vụ nên số hộ nuôi tôm bị thiệt hại do giảm giá không đáng kể.
Mặc dù, mỗi năm sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của Cà Mau lên tới trên 500.000 tấn, nhưng vẫn không đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, từ đó nhiều nhà máy phải nhập nguyên liệu ở nhiều nước nhằm chủ động trong sản xuất kinh doanh. Vì vậy, tôm nhập về đúng vào thời điểm tôm nuôi, khai thác trong nước trúng mùa thì giá lại rớt.
Để bảo đảm đủ nguyên liệu cho chế biến, hạn chế tình trạng nhập nguyên liệu từ nước ngoài, tỉnh Cà Mau phấn đấu đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng và khai thác sẽ đạt từ 800.000 tấn trở lên.
Giá nhiều loại thực phẩm tươi sống tăng nhẹ
Sau Tết, giá lợn hơi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang đứng ở mức từ 41.000 - 43.000 đồng/kg, tăng khoảng 3.000 đồng/kg so với thời điểm trước Tết. Người chăn nuôi đang kỳ vọng lợn hơi sẽ tiếp tục tăng giá trong những ngày tới do thị trường Trung Quốc bắt đầu nhập lợn trở lại; đồng thời, cùng với việc hoạt động trở lại của những bếp ăn tập thể của các khu công nghiệp, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của thị trường nội địa cũng đang tăng lên.
Theo Ban quản lý chợ Biên Hòa, giá các mặt hàng hiện nay có tăng chút ít so với những ngày trước Tết. Một số mặt hàng cũng tăng giá mạnh so với trước Tết như: tôm tăng 50.000 đồng/kg; thịt bò tăng 20.000 đồng/kg; cá lóc, cá điêu hồng tăng 10.000 đồng/kg. Còn mặt hàng rau củ quả tăng từ 5.000 đến 10.000 đồng/kg. Riêng giá mặt hàng thịt gia cầm có dấu hiệu hạ nhiệt. Theo đó, giảm sâu nhất là thịt vịt, hiện giá bán tại trại chỉ còn khoảng 36.000 đồng/kg, giảm 10.000 đồng/kg so với những ngày trước Tết. Giá gà ta bán tại trại chỉ còn khoảng 60.000-70.000 đồng/kg, gà tam hoàng còn từ 45.000-48.000 đồng/kg, giảm từ 3.000-5.000 đồng/kg so với dịp Tết.
Nhiều loại thực phẩm hút hàng, tăng giá sau tết
Trái ngược với các năm trước, năm nay dù đã qua Tết Nguyên đán nhiều ngày nhưng tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, nhiều loại thực phẩm vẫn hút hàng và tăng giá sau Tết. Sốt giá nhất là các loại cá đồng, rau xanh, có mặt hàng tăng so với trước Tết từ 2 - 3 lần.
Cụ thể, tại chợ đầu mối Vị Thanh, thành phố Vị Thanh, giá cá lóc đồng tăng lên đến 170.000 đồng/kg, cá trê vàng 140.000 đồng, cá lóc nuôi 110.000 đồng, cá rô nuôi 70.000 đồng, cá sặc rằn 80.000 đồng… Mặc dù giá cá đồng tăng cao nhưng lượng cá đồng bán tại các chợ hiếm, chủ yếu là cá loại nhỏ; riêng cá rô đồng không có hàng dù giá lên đến hơn 100.000 đồng/kg. Theo tiểu thương, với giá hiện nay, tăng trung bình từ 10.000 - 50.000 đồng/kg; trong đó cá lóc đồng, cá trê vàng tăng mạnh nhất. Cùng với đó, các loại cá biển cũng hút hàng trong những ngày qua, giá tăng dao động từ 10.000 - 20.000 đồng/kg tùy theo loại.
Ngoài các loại thực phẩm thủy sản, rau xanh cũng tăng giá mạnh, khan hiếm hàng. Các loại rau này hiện có giá trung bình từ 15.000 - 30.000 đồng/kg, đặc biệt là rau muống có lúc tăng đỉnh điểm đến 30.000 đồng/kg, tăng gấp 3 lần so với ngày thường; cải xà lách, cải xanh khoảng 20.000 đồng/kg; rau nhút, bồ ngót, mồng tơi, cà chua, khổ qua, cà rốt… tăng dao động từ 5.000 - 7.000 đồng/kg.
Điều đáng nói ở đây, Hậu Giang vốn được xem là vùng đất ngọt hóa quanh năm, sông rạch chằng chịt, là cái nôi sinh sản nguồn lợi cá đồng, cũng là “thủ phủ” vườn cây ăn trái, hoa màu, nhưng những năm gần đây nguồn lợi cá đồng tỉnh này giảm mạnh.
Theo người dân, nguyên nhân do ngoài việc khai thác, đánh bắt tràn lan, tận diệt cá non, thì trong sản xuất nông nghiệp sử dụng nhiều thuốc hóa học, phân bón, dư lượng thuốc trong đất, trong nước vượt mức cho phép nên không còn môi trường sạch cho nguồn lợi thủy sản sinh sản. Từ đó, nguồn lợi cá đồng, thủy sản ngoài tự nhiên, sông rạch cũng cạn kiệt dần, có loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Riêng các loại rau xanh, ngoài việc nhà vườn ngưng sản xuất ăn Tết, thì gần đây thời tiết trên địa bàn bất lợi, tình hình mặn xâm nhập, thiếu nước ngọt, nắng nóng gay gắt vào ban ngày, tối lạnh bất thường, sáng sớm sương mù dày đặc… làm ảnh hưởng đến diện tích gieo trồng, rau màu kém phát triển, có nơi bị thiệt hại.
Trước tình hình trên, ngành chức năng tỉnh Hậu Giang chỉ đạo các địa phương nhanh chóng bắt tay vào canh tác, ổn định diện tích sản xuất. Trước mắt bằng mọi cách không để nước mặn, thiếu nước ngọt làm gián đoạn sản xuất, tuyệt đối bảo vệ diện tích lúa, vườn cây ăn trái, rau màu. Tỉnh đã xuất ngân sách cho khoan gấp gần 10 giếng nước ngầm, ưu tiên các địa phương có nguy cơ thiếu nước ngọt, nhằm phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân.
  • Nguồn tin: Bộ Công Thương
  • Thời gian nhập: 23/02/2016
  • Số lần xem: 806