Thứ hai, 20/05/2024 - 00:36:48

Online: 166
Lượt truy cập: 4726882
Sản phẩm: 186
Chào hàng: 92
Thành viên: 100
Thành viên mới: BTS

TIN TỨC >>Doanh nghiệp >> Thông tin ngành hàng

Thị trường gạo châu Á tuần qua: Giá gạo Thái Lan và Việt Nam đều tăng (05/04/2016)

- Giá gạo Việt Nam tăng bởi lượng cung khan hiếm. Nhiễm mặn và khô hạn khiến nông dân và thương gia muốn trữ hàng lại.

- Giá gạo Thái Lan tăng do nội tệ tăng giá, và giá dầu tăng
- Giá gạo xuất khẩu tại Thái Lan và Việt Nam tuần này đều tăng bởi thời tiết xấu đe dọa làm gián đoạn nguồn cung.
- Giá gạo Thái Lan tăng là bởi đồng baht tăng giá và khả năng nhu cầu tăng từ Trung Đông và châu Phi.
Gạo 5% tấm của Thái Lan giá tăng lên 371-383 USD/tấn, FOB, từ mức 365-371 USD/tấn một tuần trước đây, trong khi gạo cùng loại của Việt Nam giá tăng lên 380 – 385 USD/tấn, từ mức 375 – 385 USD/tấn.
ĐBSCL đang bị hạn hán nghiêm trọng, cộng thêm xâm thực mặn ảnh hưởng rất nặng nề tới các khu vực ven biển ở khu vực này, khiến cả nông dân và các thương gia đều có tâm lý trữ hàng lại bởi lo ngại giá sẽ còn tăng thêm nữa.
Xâm thực mặn và khô hạn đã ảnh hưởng tới 160.000 ha lúa ở ĐBSCL từ đầu năm tới nay, tương đương 10% tổng diện tích trồng lúa, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp.
Thái Lan cũng đang trong tình trạng hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng 2 thập kỷ, nhưng các thương gia không chú ý mấy tới yếu tố này, mà giá gạo tăng là bởi đồng baht tăng giá so với USD.
“Khách hàng không chú ý nhiều tới vấn đề hạn hán ở Thái Lan, bởi chúng tôi năm nào cũng bị hạn hán”,một thương gia ở Bangkok cho biết.
Đồng baht Thái đã tưng giá hơn 4% so với USD kể từ giữa tháng 1 cho tới cuối tuần qua.
Giá dầu tăng cũng làm hồi sinh sức mua của môt số nước sản xuất dầu mỏ ở Trung Đông và châu Phi, trong đó có Nigeria – một trong những khách hàng chính của Thái Lan.
Mặc dù nguồn cung bị đe dọa, song cả Việt Nam và Thái Lan đều nhận được rất ít, thậm chí không có hợp đồng xuất khẩu lớn nào bởi giá tăng.
Một số thông tin liên quan
Thái Lan sẽ tăng cường xuất khẩu gạo sang Trung Quốc
Bộ Thương mại Thái Lan có kế hoạch sẽ xuất khẩu thêm 1 triệu tấn gạo sang Trung Quốc theo hợp đồng liên Chính phủ (G-to-G).
Thông tấn xã Thái Lan (TNA) dẫn lời ông Duangporn Rodphaya, vụ trưởng Vụ Ngoại thương của Bộ Thương mại cho biết việc đàm phán với chính phủ Trung Quốc sẽ được tiến hành vào đầu tháng tới.
Bà Duangporn cho biết Bắc Kinh trong đã mua 1 triệu tấn gạo Thái, đã giao 870.000 tấn và sẽ giao nốt 130.000 tấn vào tháng 5/2016.
Hiện chính phủ Thái Lan đang bán gạo theo hình thức G-to-G chỉ với Trung Quốc, Indonesia và Philippines.
Tuy nhiên, quan chức trên cho biết Bộ Thương mại Thái đang có kế hoạch sẽ bán gạo cho các thị trường khác như Hongkong, Singapore, Iraq, Iran, Philippines, châu Phi và Mỹ để đạt mục tiêu xuất khẩu 9,5 triệu tấn trong năm nay.
Bà cho biết Thái Lan đã xuất khẩu 2,3 triệu tấn gạo, trị giá khoảng 37,33 tỷ baht, từ đầu năm tới 17/3, tăng lần lượt 28% và 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bà cũng tiết lộ kế hoạch sẽ kết hợp bán đấu giá và trợ cấp để giảm khối lượng gạo tồn trữ của Chính phủ - hiện khoảng 12 triệu tấn.
Philippines hạ dự báo sản lượng lúa quý I/2016
Trong báo cáo hàng tháng mới nhất, Cơ quan Thống kê Philippines (PSA) dự báo sản lượng lúa của nước này trong quý I/2016 đạt 4,07 triệu tấn, giảm 6,8% so với 4,37 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái và giảm 2% so với 4,15 triệu tấn dự báo tháng trước, chủ yếu do tình trạng khô hạn.
Kim ngạch xuất khẩu gạo Pakistan giảm dù khối lượng tăng
8 tháng đầu niên vụ 2015-2016 (tháng 7/2015 - tháng 2/2016), xuất khẩu gạo của Pakistan đạt 2,895 triệu tấn (2,63 triệu tấn non-basmati và 261.984 tấn basmati), tăng 3% so với 2,55 triệu tấn cùng kỳ năm 2014-2015, theo số liệu sơ bộ của Cục Thống kê Pakistan (PBS).
Tuy nhiên, về giá trị, xuất khẩu gạo của Pakistan cùng kỳ chỉ đạt 1,209 tỷ USD, giảm 11% so với 1,354 tỷ USD cùng kỳ năm 2014-2015, chủ yếu do giá gạo toàn cầu giảm.
Trong tháng 2/2016, Pakistan xuất khẩu được 450.689 tấn gạo, tăng 15% so với 390.223 tấn trong tháng 1/2016 và tăng 27% so với 355.747 tấn tháng 2/2015. Về giá trị, xuất khẩu gạo tháng 2/2016 đạt 181 triệu USD, tăng 15% so với 158 triệu USD trong tháng 1/2016 và tăng 5% so với 173 triệu tấn tháng 2/2015.
Campuchia kêu gọi tăng đầu tư vào kho chứa và thiết bị sấy khô lúa gạo
Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng đầu tư vào kho chứa và thiết bị sấy khô lúa gạo để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu, Xinhua đưa tin.
Phát biểu tại lễ khai mạc Diễn đàn Lúa gạo Campuchia lần thứ 5 tại Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen cho rằng tình trạng thiếu thốn kho chứa và thiết bị sấy khô đang khiến thương nhân và nhà xuất khẩu gạo gặp khó khăn trong việc thu mua khối lượng lớn lúa gạo từ nông dân. Do vậy, để giải quyết tình trạng này và tăng xuất khẩu, nhất thiết phải tăng đầu tư, ông Hun Sen cho biết.
Xuất khẩu gạo của Campuchia tăng đáng kể trong năm 2015 dù cho không đạt được mục tiêu xuất khẩu 1 triệu tấn. Năm 2015, Campuchia xuất khẩu được 538.396 tấn, tăng 39% so với 387.061 tấn trong năm 2014.
Malaysia sẵn sàng tăng nhập khẩu gạo nếu thời tiết không thuận lợi
Bộ Nông nghiệp Malaysia cho hay chính phủ nước này sẵn sàng nhập khẩu thêm gạo, nếu sản lượng sản xuất lương thực giảm sút do hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino kéo dài.
Trong tuyên bố ngày 18/3 của Bộ Nông nghiệp Malaysia, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp liên quan tới nông nghiệp Tajuddin Abdul Rahman cho biết Malaysia nhập khẩu 30% tổng lượng gạo tiêu thụ trong nước, trong khi tự cung 70% còn lại.
Malaysia dự định sẽ tăng nhập khẩu để bù đắp nguồn cung trong nước sụt giảm (nếu có). Theo ông Tajuddin, đây sẽ chỉ là biện pháp tạm thời.
Theo Bộ Nông nghiệp Malaysia, thời tiết khô nóng, hạn hán hoặc lượng mưa theo mùa giảm 15% có thể dẫn đến giảm năng suất lúa gạo lên đến 80%.
Cơ quan thường trú Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA Post) ước tính nhập khẩu gạo của Malaysia trong tài khóa 2015-2016 khoảng 1,05 triệu tấn, tăng so với 1 triệu tấn tài khóa 2014-2015 do nhu cầu nội địa tăng nhẹ.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam quý I/2016 dự báo đạt 1,3 triệu tấn
Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2016 tăng gấp đôi lên 856.219 tấn so với 425.980 tấn cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do hợp đồng gối đầu chuyển sang từ năm 2015 còn nhiều, đặc biệt là hợp đồng tập trung với Indonesia, Philippines và hợp đồng thương mại với Trung Quốc, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết.
Số lượng hợp đồng đăng ký xuất khẩu gạo trong tháng 2 đạt ở mức cao, tăng mạnh so với tháng 1/2016 và cùng kỳ 2015, chủ yếu là gạo thơm và nếp.
Riêng gạo trắng có hợp đồng tập trung với Cuba 200.000 tấn. Lũy kế hợp đồng đã đăng ký trong 2 tháng cũng tăng nhiều so với cùng kỳ 2015.
VFA dự đoán xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quý I/2016 đạt 1,3 triệu tấn khi những hợp đồng còn lại chưa thực hiện vẫn còn nhiều, gần 1,4 triệu tấn. Điều này sẽ giúp giữ được tiến độ xuất khẩu trong vài tháng tới, chưa tính các hợp đồng ký mới.
Giá gạo nội địa Myanmar tháng 2/2016 tăng mạnh do nguồn cung thắt chặt
Trong báo cáo đặc biệt về Myanmar, Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết, giá gạo nội địa bình quân tại Myanmar trong tháng 2/2016 tăng 37% do nguồn cung thắt chặt. Giá gạo tại Myanmar giảm trong thời gian thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 12/2015 sau khi tăng mạnh giai đoạn tháng 8-9/2015 do đồng nội tệ kyat mất giá, xuất khẩu tăng và lo ngại sản lượng giảm do lũ lụt.
Theo FAO, xuất khẩu gạo của Myanmar sang Trung Quốc tăng đáng kể do nhu cầu của Trung Quốc tăng. Điều này cũng khiến giá gạo tại Myanmar tăng lên.
FAO ước tính sản lượng lúa năm 2015 của Myanmar đạt khoảng 27,5 triệu tấn, giảm 3% so với 28,193 triệu tấn trong năm 2014, chủ yếu do điều kiện thời tiết bất lợi và thiên tai.
Diện tích trồng lúa của Myanmar năm 2015 ước đạt 7,052 triệu ha, giam so với 7,152 triệu ha năm 2014; và năng suất bình quân đạt 3,9 tấn/ha, giảm so với 3,94 tấn/ha năm 2014.
FAO dự báo xuất khẩu gạo của Myanmar năm 2015-2016 đạt 1,55 triệu tấn, giảm 4% so với năm trước, một phần do chính phủ Myanmar muốn duy trì tiêu thụ ở mức bình thường sau khi sản lượng giảm do lũ lụt.
Các nhà xuất khẩu gạo Campuchia cân nhắc cơ chế hỗ trợ giá xuất khẩu
Các thành viên Liên đoàn Lúa gạo Campuchia (CRF) đang xem xét đưa ra cơ chế hỗ trợ giá xuất khẩu cho ngành xuất khẩu lúa gạo nước này, theo Cambodia Daily.
Trong cuộc họp với Bộ Thương mại vào ngày 17/3, CRF đã thảo luận các chính sách nhằm hỗ trợ ngành lúa gạo và đưa ra kế hoạch để phát triển cơ chế hỗ trợ giá xuất khẩu gạo. Chủ tịch CRF cho biết, các quan chức chính phủ Campuchia sẽ sớm thảo luận chương trình chính sách. Cuộc họp liên bộ do Phó Thủ tướng Campuchia Keat Chhon sẽ xem xét khoản ngân sách đặc biệt 20-30 triệu USD dành cho ngành lúa gạo.
Philippines hoãn nhập khẩu gạo bổ sung do nguồn cung ổn định
Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) đã hoãn kế hoạch nhập khẩu bổ sung 500.000 tấn gạo do nguồn cung đầy đủ và ổn định, tờ Phil Star Global đưa tin.
Ủy ban An ninh Lương thực và Hội đồng NFA đã quyết định không thông qua kế hoạch nhập khẩu bổ sung 500.000 tấn gạo trong quý II/2016. Hội đồng sẽ nhóm họp vào tháng 4 hoặc tháng 5 để xác định liệu có cần nhập khẩu bổ sung trong quý III và quý IV/2016 hay không.
Năm 2015, chính phủ Philippines đã thông qua việc nhập khẩu 500.000 tấn gạo, giao hàng vào quý I/2016. Tháng 1/2016, NFA lên kế hoạch nhập khẩu bổ sung 400.000-500.000 tấn gạo trong quý II thông qua thỏa thuận liên chính phủ (G2G) với Việt Nam, Thái Lan hoặc Campuchia hoặc cho phép lĩnh vực tư nhân nhập khẩu gạo theo khối lượng tiếp cận tối thiểu WTO.
Cơ quan Thống kê Phlippines (PSA) ước tính sản lượng lúa của nước này trong nửa đầu năm 2016 đạt 8,2 triệu tấn, giảm 1,5% so với 8,32 triệu tấn cùng kỳ năm 2015 do thời tiết khô hạn.
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Philippines (DA), khoảng 131,649 tấn gạo, trị giá 5,33 tỷ peso (114,2 triệu USD) đã bị thiệt hạn trong tháng 2/2015 do hiện tượng El Nino.
  • Nguồn tin: Bộ Công Thương
  • Thời gian nhập: 05/04/2016
  • Số lần xem: 786